Tạm đình chỉ, đình chỉ khi không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy như thế nào? (P2)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:32 (GMT+7)

Tạm đình chỉ, đình chỉ khi không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy

Nếu như trong phần trước chúng tôi đã trình bày về các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động khi không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy, Phạm vi và thời hạn đình chỉ hoạt động khi không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy thì trong phần này chúng tôi sẽ trình bày về các nội dung sau: 

Xem thêm: 

Tạm đình chỉ, đình chỉ khi không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy như thế nào? (P1)

Đình chỉ hoạt động khi không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy

Căn cứ tại Khoản 4, Điều 17, Nghị định 136/2020/NĐ-CP, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ, khi đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được thì bị đình chỉ hoạt động. Việc đình chỉ hoạt động có thể thực hiện đối với từng bộ phận hoặc toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân.

Trình tự, thủ tục tạm đình chỉ hoạt động khi không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy

- Khi phát hiện trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đang thi hành nhiệm vụ yêu cầu tổ chức, cá nhân ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hành vi vi phạm và thực hiện theo trình tự sau:

Lập biên bản xác định phạm vi nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy;

- Ra quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động;

Quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải được thể hiện bằng văn bản (Mẫu số PC 13). Trường hợp cấp thiết có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói và sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản. Khi ra quyết định tạm đĩnh chỉ bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, phạm vi và những hoạt động bị tạm đình chỉ;

Người ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có trách nhiệm tổ chức theo dõi việc khắc phục, loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.

Thủ tục đình chỉ hoạt động khi không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy

Việc đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo thủ tục quy định tại Khoản 7, Điều 17, Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau: 

- Khi hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ để xem xét khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản (Mẫu số PC 10);

- Kết thúc kiểm tra, nếu xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ hoặc vi phạm không được khắc phục hoặc không thể khắc phục được thì người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, ra quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân (Mẫu số PC 14).

Xem thêm

Tạm đình chỉ, đình chỉ khi không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy như thế nào? (P3)

Tổng hợp các bài viết về Luật phòng cháy chữa cháy

Luật Hoàng Anh 

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư