Tổ chức, doanh nghiệp khác không thuộc BCA, BQP được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:28 (GMT+7)

Bài viết trình bày về tổ chức, doanh nghiệp khác không thuộc BCA, BQP được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí

Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự. Trong đó:

- Vũ khí quân dụng bao gồm vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác, vũ khí và các vũ khí không được trang bị cho lực lượng vũ trang và các lực lượng khác như súng, bom, mìn, lựu đạn, thuỷ lôi…

- Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

- Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao như sunag trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn…

- Vũ khí có tính năng tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao..

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Tổ chức, doanh nghiệp khác không thuộc BCA, BQP được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí như thế nào? 

Điều kiện để các tổ chức, doanh nghiệp khác được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất sửa chữa vũ khí

Căn cứ tại Khoản 1, Điều 10, Nghị định 79/2018/NĐ-CP, tổ chức, doanh nghiệp khác được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất sửa chữa vũ khí theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an và phải bảo đảm các điều kiện sau:

- Là tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật;

- Bảo đảm các điều kiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định 79/2018/NĐ-CP như bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường, địa điểm chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, có các phương tiện, thiết bị kiểm tra giám sát, chủng loại sản phẩm…

Trình tự thủ tục xin phép gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí

Khoản 2, Điều 10, Nghị định 79/2018/NĐ-CP quy định tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí phải lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an (đối với trường hợp theo đơn đặt hàng của Bộ Công an) hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đối với trường hợp theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng) quyết định, hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị; bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy tờ, tài liệu chứng minh năng lực, điều kiện để tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí. 

Người được tổ chức, doanh nghiệp cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu và xuất trình một trong các giấy tờ sau: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền (do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định) xem xét, có văn bản thông báo cho tổ chức, doanh nghiệp và tổ chức kiểm tra, đánh giá việc bảo đảm các điều kiện để tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí.

- Sau khi kết thúc kiểm tra, đánh giá, cơ quan có thẩm quyền (do Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định) phải có văn bản đề xuất, báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an, trong đó nêu rõ lý do, điều kiện, năng lực, phạm vi tổ chức, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho phép tổ chức, doanh nghiệp được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí. 

Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền (do Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định) có văn bản thông báo cho tổ chức, doanh nghiệp biết để tổ chức thực hiện. Trường hợp không đồng ý, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí

Điều 11, Nghị định 79/2018/NĐ-CP quy định tổ chức, doanh nghiệp được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí có các trách nhiệm sau: 

- Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố, bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí.

- Chỉ được mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp.

-Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất đối với từng loại vũ khí.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về việc quản lý , sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Luật Hoàng Anh 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư