Các biện pháp bảo vệ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, trẻ em là người làm chứng được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:05 (GMT+7)

Bài viết trình bày về các biện pháp bảo vệ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, trẻ em là người làm chứng.

Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trẻ em đóng vai trò quan trọng, là nền móng cho sự phát triển của đất nước và cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục của toàn thể xã hội. Theo đó pháp luật quy định cụ thể các biện pháp bảo vệ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, trẻ em là người làm chứng.

Khái quát chung.

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện, có lỗi và xâm hại đến quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vê.

Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hay tài sản do tội phạm gây ra.

Người làm chứng là người biết về một tình tiết nào đó có ý nghĩa cho việc điều tra, xét xử vụ án và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập tham gia vào vụ án để trình bày lời khai của mình.

Các biện pháp bảo vệ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, trẻ em là người làm chứng

Theo Điều 71 Luật trẻ em 2016 quy định các biện pháp bảo vệ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, trẻ em là người làm chứng như sau:

Đối với trẻ em vi phạm pháp luật.

Trẻ em vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính; biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn khi được miễn trách nhiệm hình sự; hình phạt cải tạo không giam giữ; án treo theo quy định của Bộ luật hình sự; trẻ em đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc tù có thời hạn được áp dụng các biện pháp bảo vệ sau đây nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện vi phạm pháp luật, phục hồi, tránh tái phạm:

Thứ nhất: Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ theo quy định bao gồm:

+ Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định.

+ Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện điều kiện sống cho trẻ em.

Thứ hai: Các biện pháp bảo vệ cấp độ can thiệp theo quy định bao gồm:

+ Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp;

+ Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp;

Thứ ba: Tìm kiếm đoàn tụ gia đình nếu thuộc trường hợp không có nơi cư trú ổn định.

Nơi cư trú là chỗ ở hợp pháp mà trẻ em thường xuyên sinh sống, được xác định gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú và được đăng ký thực hiện theo thủ tục của pháp luật.

Thứ tư:  Áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế theo quy định trong trường hợp trẻ em không còn hoặc không xác định được cha mẹ; không thể sống cùng cha, mẹ; không xác định được nơi cư trú trong thời gian thực hiện quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền.

Chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ; trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Thứ năm: Hỗ trợ gia đình giám sát, quản lý, giáo dục trẻ em.

Giám sát, quản lý, giáo dục đối với trẻ em vi phạm pháp luật là điều cần thiết và quan trọng để trẻ em không quay lại tái phạm các hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và toàn thể xã hội.

Thứ sáu: Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định khi xét thấy thích hợp.

Tùy thuộc vào mức độ vi phạm của trẻ em mà có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ theo các cấp độ, phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp khác nhau khi xét thấy thích hợp để bảo vệ trẻ em có hiệu quả nhất.

Đối với trẻ em là người bị hại và trẻ em là người làm chứng.

Thứ nhất: Trẻ em là người bị hại và trẻ em là người làm chứng mà bị tổn hại về thể chất, tinh thần được áp dụng các biện pháp bảo vệ cấp độ hỗ trợ theo quy định tương tự trẻ em vi phạm phát luật.

Thứ hai: Các biện pháp bảo vệ cấp độ can thiệp theo quy định bao gồm:

+ Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp;

+ Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;

+  Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc đối tượng theo quy định

+ Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

+ Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này;

+ Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

+ Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em .

+ Theo dõi, đánh giá sự an toàn của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.

Thứ ba: Trẻ em là người làm chứng được bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư; hạn chế tối đa việc dẫn giải, gây áp lực về tâm lý.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật trẻ em.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư