2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trẻ em đóng vai trò quan trọng, là nền móng cho sự phát triển của đất nước và cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục của toàn thể xã hội. Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm quan trọng của toàn thể xã hội.
Kế hoach hỗ trợ, can thiệp được quy định tại Điều 52 Luật trẻ em 2016 như sau:
Thứ nhất: Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được xây dựng để tổ chức thực hiện một hoặc nhiều biện pháp ở cấp độ hỗ trợ, cấp độ can thiệp quy định áp dụng với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Cấp độ hỗ trợ bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.
Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Theo đó, việc xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp để bảo vệ trẻ em có thể được thực hiện một hoặc nhiều biện pháp cùng lúc tùy thuộc vào trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Thứ hai: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em để tổ chức xây dựng, phê duyệt, triển khai kế hoạch hỗ trợ, can thiệp; bố trí nguồn lực, phân công cá nhân, tổ chức thực hiện, phối hợp thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
Thứ ba: Đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế.
Hạn chế quyền của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em là việc giới hạn của pháp luật không cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện một số quyền đối với con trong một thời gian nhất định.
Tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em là việc tách trẻ em ra khỏi sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em khi việc sống chung với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tác động xấu đến trẻ em.
Chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ; trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Kế hoạch hỗ trợ , can thiệp bảo vệ trẻ em được nhà nước đảm bảo thực hiện và luôn có biện pháp thay thế nhằm ổn định cuộc sống, môi trường sống an toàn, lành mạnh và phát triển tốt nhất cho trẻ em.
Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật trẻ em.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh