Khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:31 (GMT+7)

Khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Việc quan tâm chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt luôn mang lại ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Bởi vì mỗi trẻ em đều được hưởng quyền bảo vệ chăm sóc trẻ em. Cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu về vấn đề khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định pháp luật về nuôi con nuôi ngay sau đây.

Khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Căn cứ theo Điều 7 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như sau:

Điều 7. Khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Việc hỗ trợ nhân đạo không được ảnh hưởng đến việc cho nhận con nuôi.

Chính phủ quy định việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo quy định tại điều này.

Chăm sóc trẻ em là hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục, theo dõi quá trình phát triển của trẻ nhỏ.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm sau đây:

+ Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;

+ Trẻ em bị bỏ rơi;

+ Trẻ em không nơi nương tựa;

+ Trẻ em khuyết tật;

+ Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

+ Trẻ em vi phạm pháp luật;

+ Trẻ em nghiện ma túy;

+ Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

+ Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực;

+ Trẻ em bị bóc lột;

+ Trẻ em bị xâm hại tình dục

+ Trẻ em bị mua bán;

+ Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;

+ Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.

Theo đó, nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phát triển toàn diện. Tuy nhiên việc hỗ trợ nhân đạo không được ảnh hưởng đến việc cho nhận con nuôi. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

Ngoài quy định nêu trên, nội dung hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hướng dẫn tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật nuôi con nuôi. Theo đó, Chính phủ quy định việc hỗ trợ, tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo ở cơ sở nuôi dưỡng.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật nuôi con nuôi.

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư