2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Nuôi con nuôi là vấn đề nhân đạo sâu sắc, thể hiện tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm cao cả và mối quan hệ tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người. Cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu điều kiện đối với người nhận con nuôi theo quy định của pháp luật ngay sau đây.
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Mục đích của việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Về điều kiện đối với người nhận con nuôi, Luật Hoàng Anh đã đề cập ở phần 1. Xem thêm phần 1 tại: Điều kiện đối với người nhận con nuôi.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định những người sau đây không được nhận con nuôi
Thứ nhất: Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên là việc giới hạn của pháp luật nhằm không cha, mẹ thực hiện một số quyền đối với con chưa thành niên trong một thời hạn nhất định.
Thứ hai: Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
Xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thứ ba: Đang chấp hành hình phạt tù;
Người đang chấp hành hình phạt tù là người đang thi hành bản án hình sự với hình thức phạt tù tại trại giam hoặc trại cải tạo.
Thứ tư: Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội và là một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự. Án tích tồn tại trong suốt quá trình người phạm tội bị kết án về một tội phạm cho đến khi được xóa án. Sau khi chấp hành xong bản án, trải qua một thời hạn nhất định chứng tỏ người phạm tội đã phục thiện, Nhà nước sẽ xoá án tích cho người bị kết án.
Các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em là những tội xâm hại đến các quan hệ về nhân thân, gia đình, trẻ em nên người có án tích khi chưa được xóa án tích không được nhận con nuôi, đảm bảo cho người được nhận nuôi được sống, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường an toàn, lành mạnh để phát triển một cách toàn diện.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật nuôi con nuôi.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh