Pháp luật quy định như thế nào về bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:04 (GMT+7)

Bài viết trình bày về bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trẻ em là đối tượng quan trọng, là nền móng cho sự phát triển của đất nước và cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục của toàn thể xã hội. Tuy nhiên trẻ em dễ bị dụ dỗ, xâm phạm bởi lẽ xuất phát từ độ tuổi và khả năng nhận thức còn yếu kém. Pháp luật quy định cụ thể những quyền mà trẻ em được hưởng nhằm đảm bảo lợi ích cho trẻ em. Tuy nhiên, bên cạnh những quyền mà trẻ em được hưởng thì pháp luật cũng quy định những bổn phận mà trẻ em phải thực hiện. Trong đó có bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

Khái quát về bổn phận của trẻ em.

Bổn phận là trách nhiệm, phần việc phải gánh vác, lo liệu. Bổn phận của trẻ em là việc trẻ em phải có trách nhệm thực hiện những phần việc phù hợp với độ tuổi, khả năng của mình theo quy định của pháp luật.

Theo đó, bổn phận của trẻ em được quy định bao gồm có bổn phận đối với gia đình; đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác; đối với cộng đồng, xã hội; đối với quê hương, đất nước; và đối với bản thân. Quy định về bổn phận trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác được quy định cụ thể theo Điều 37 Luật trẻ em 2016.

Những bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

Thứ nhất: Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

Giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác là những người giúp trẻ em phát triển tối ưu. Không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn trang bị nhiều kỹ năng sống khác. Chính vì vậy, trẻ em phải tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác. Đây là một truyền thống tốt đẹp cần kế thừa và phát triển.

Thứ hai: Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.

Trẻ em phải biết yêu thương đoàn kết giúp đỡ bạn bè, quan tâm, hỗ trợ nhau trong học tập. Bổn phận này nhằm xây dựng đức tính tốt trong môi trường giáo dục, tạo ra môi trường học tập, rèn luyện nhân văn.

Thứ ba: Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

Đạo đức là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo đức là là yếu tố then chốt quyết định nên giá trị của một con người. Trẻ em là tương lai của đất nước nên rèn luyện đạo đức là điều tất yếu. Ngoài ra, trẻ em cần có trách nhiệm trong việc tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác nhằm đảm bảo được giáo dục một cách tốt nhất.

Thứ tư: Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

Nội quy là những quy định mang tính bắt buộc nhằm đảm bảo trật tự và kỉ luật theo một khuôn mẫu nhất định, Mục đích nội quy của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác đặt ra để tạo cho trẻ em một môi trường học tập an toàn và lành mạnh. Vì vậy, trẻ em phải có bổn phận giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật trẻ em.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư