Pháp luật quy định như thế nào về quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:08 (GMT+7)

Bài viết trình bày về quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn.

Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trẻ em là đối tượng quan trọng, là nền móng cho sự phát triển của đất nước và cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục của toàn thể xã hội. Tuy nhiên trẻ em dễ bị dụ dỗ, xâm phạm bởi lẽ xuất phát từ độ tuổi và khả năng nhận thức còn yếu kém. Chính vì vậy, pháp luật quy định cụ thể những quyền lợi chính đáng và lợi ích hợp pháp mà trẻ em được hưởng.

Khái quát về quyền.                                        

Quyền là những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế.

Quyền trẻ em là những quyền con người được áp dụng dành riêng cho trẻ em, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì trẻ em được hưởng các quyền khác nhau. Theo đó, trẻ em được công nhận và đảm bảo thực hiện các quyền mà mình được hưởng theo quy định của pháp luật.

Những quy định về quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn.

Theo Điều 36 Luật trẻ em 2016 quy định quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn như sau:

Điều 36. Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

Trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý giữa cá nhân đối với nhà nước nhất định, biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó được pháp luật của Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện. Trẻ em mang quốc tịch của nước nào thì sẽ được hưởng các quyền và nghĩa vụ theo quy định của nước đó. Trẻ em không quốc tịch là trẻ em không mang quốc tịch nước nào cả. Trẻ em lánh nạn, tị nạn là việc trẻ em buộc phải di rời, bị buộc phải vượt qua biên giới quốc gia và không thể trở về nhà an toàn.

Trong trường hợp trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được pháp luật bảo đảm bảo vệ, hỗ trợ cho trẻ em có điều kiện tìm kiếm cha, mẹ, gia đình của mình theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm thiết lập những quy tắc pháp lý bắt buộc bao gồm những quy phạm luật quốc tế để ấn định, thay đổi hoặc hủy bỏ những quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên của một số điều ước quốc tế như: Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em,.....

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật trẻ em.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư