Pháp luật quy định như thế nào về quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính của trẻ em?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:07 (GMT+7)

Bài viết trình bày về quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính của trẻ em.

Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trẻ em là đối tượng quan trọng, là nền móng cho sự phát triển của đất nước và cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục của toàn thể xã hội. Tuy nhiên trẻ em dễ bị dụ dỗ, xâm phạm bởi lẽ xuất phát từ độ tuổi và khả năng nhận thức còn yếu kém. Chính vì vậy, pháp luật quy định cụ thể những quyền lợi chính đáng và lợi ích hợp pháp mà trẻ em được hưởng.

Khái quát về quyền.                                        

Quyền là những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế.

Quyền trẻ em là những quyền con người được áp dụng dành riêng cho trẻ em, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì trẻ em được hưởng các quyền khác nhau. Theo đó, trẻ em được công nhận và đảm bảo thực hiện các quyền mà mình được hưởng theo quy định của pháp luật.

Những quy định về quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính của trẻ em.

Theo Điều 30 Luật trẻ em 2016 quy định quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính của trẻ em như sau:

Điều 30. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính

Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.

Tố tụng là việc tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án  bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến trình tự, thủ tục tranh tụng như : các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự,....

Xử lý vi phạm hành chính là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, trẻ em có quyền được bào chữa và tự bào chữa trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính. Quyền được bào chữa là tổng thể các quyền mà pháp luật quy định cho phép người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được sử dụng khi trình bày quan điểm của mình đối với việc buộc tội, đưa ra những chứng cứ cần thiết, đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét các tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật. Đồng thời, pháp luật còn đảm bảo trẻ em có quyền được cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí cho một số đối tượng không có khả năng tài chính để tiếp cận các dịch vụ pháp lý có thu phí, giúp trẻ em bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài ra, trẻ em được bảo vệ để không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác. Truy bức có thể hiểu là dồn ép, tác động mạnh đến tinh thần, buộc trẻ em phải nhận tội. Nhục hình là phương pháp tra tấn, gây đau đớn về thể xác của trẻ em như đánh đập, bắt nhịn đói, không cho uống nước,....

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật trẻ em.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư