Pháp luật quy định như thế nào về quyền giữ gìn, phát huy bản sắc của trẻ em?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:06 (GMT+7)

Bài viết trình bày về quyền giữ gìn, phát huy bản sắc của trẻ em.

Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trẻ em là đối tượng quan trọng, là nền móng cho sự phát triển của đất nước và cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục của toàn thể xã hội. Tuy nhiên trẻ em dễ bị dụ dỗ, xâm phạm bởi lẽ xuất phát từ độ tuổi và khả năng nhận thức còn yếu kém. Chính vì vậy, pháp luật quy định cụ thể những quyền lợi chính đáng và lợi ích hợp pháp mà trẻ em được hưởng.

Khái quát về quyền.                                        

Quyền là những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế.

Quyền trẻ em là những quyền con người được áp dụng dành riêng cho trẻ em, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì trẻ em được hưởng các quyền khác nhau. Theo đó, trẻ em được công nhận và đảm bảo thực hiện các quyền mà mình được hưởng theo quy định của pháp luật.

Những quy định về quyền giữ gìn, phát huy bản sắc của trẻ em.

Theo Điều 18 Luật trẻ em 2016 quy định quyền giữ gìn, phát huy bản sắc của trẻ em như sau:

Điều 18. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

1. Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.

2. Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

Dân tộc có thể được hiểu là một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững , có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù, là một bộ phận của quốc gia – quốc gia nhiều dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc là sắc thái, những đường nét, màu sắc riêng biệt không thể trộn lẫn của một nền văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc làm nên cốt lõi vững chắc giúp cho nền văn hóa luôn giữ được tính duy nhất trong quá trình phát triển.

Theo đó, trẻ em có quyền được tôn trọng các đặc điểm và giá trị riêng mang bản sắc dân tộc phù hợp với độ tuổi của mình và được thừa nhận các quan hệ gia đình. Đồng thời, trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết dân tộc mình để giao lưu, học tập. Nhà nước ưu tiên, khuyến khích trẻ em phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình góp phần vào sự phát triển kinh tế - văn hóa của dân tộc nói riêng cũng như của sự phát triển kinh tế- văn hóa của đất nước nói chung.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật trẻ em.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư