Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của gia đình, cá nhân, cơ sở giáo dục bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của trẻ em?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:10 (GMT+7)

Trách nhiệm của gia đình, cá nhân, cơ sở giáo dục bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của trẻ em.

Khái quát chung.

Quyền trẻ em là tất cả những quyền để trẻ em được sống, phát triển lành mạnh và an toàn được ghi nhận, bảo đảm bằng hệ thống pháp luật . Bổn phận là trách nhiệm, phần việc phải gánh vác, lo liệu. Bổn phận của trẻ em là việc trẻ em phải có trách nhệm thực hiện những phần việc phù hợp với độ tuổi, khả năng của mình theo quy định của pháp luật.

Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trẻ em đóng vai trò quan trọng, là nền móng cho sự phát triển của đất nước và cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục của toàn thể xã hội. Chính vì vậy, pháp luật quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em. Trong đó có trách nhiệm của gia đình, cá nhân, cơ sở giáo dục bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của trẻ em.

Trách nhiệm bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của trẻ em.

Theo Điều 99 Luật trẻ em 2016 quy định trách nhiệm bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của trẻ em như sau:

Thứ nhất: Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; tự học để có kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Người chăm sóc trẻ em là người đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, bao gồm người giám hộ của trẻ em; người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao trách nhiệm cùng với cha, mẹ của trẻ em cấp dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

Phát triển toàn diện của trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em.

Thứ hai: Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập, hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.

Giáo dục phổ cập có thể hiểu là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.

Thứ ba: Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển tài năng, năng khiếu của trẻ em.

Trách nhiệm này thực hiện không chỉ đảm bảo điều kiện để trẻ em được phát huy tối đa khả năng của bản thân, phát triển một cách tốt nhất, hoàn thiện nhất mà còn nhằm góp phần nâng cao chất lượng đời sống của trẻ em cũng như góp phần xây dựng, phát triển chung của xã hội.

Thứ tư: Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

Quy định trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch lành mạnh, an toàn, phù hợp với độ tuổi nhằm đảm bảo quyền lợi và những lợi ích chính đáng của trẻ em. Giúp trẻ em được tiếp cận những hoạt động theo khả năng nhận thức và phát triển của mình để từ đó trẻ em dễ dàng tiếp thu, hỏi học và rèn luyện.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật trẻ em.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư