2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trẻ em là đối tượng dễ bị dụ dỗ, xâm phạm bởi lẽ xuất phát từ độ tuổi và khả năng nhận thức còn yếu kém. Chính vì vậy pháp luật đặt ra những quy định cụ thể về trẻ em có hoàn cảnh đặt biệt nhằm xác định rõ được đối tượng cần được hỗ trợ, quan tâm để phát triển. Đặc biệt là trẻ em không nơi nương tựa.
Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trẻ em là đối tượng quan trọng, là nền móng cho sự phát triển của đất nước và cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục của toàn thể xã hội.
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.
Trẻ em không nơi nương tựa là trẻ em không có được sự chăm sóc, giáo dục từ của gia đình cũng như người bảo hộ.
Các trường hợp trẻ em không nơi nương tựa thuộc nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quy định tại Điều 5 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em. Theo đó, pháp luật quy định các trường hợp như sau:
1. Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật.
Trẻ em mồ côi là trẻ em không có cha mẹ bởi vì cha mẹ đã chết, đã mất tích hoặc đã bỏ rơi trẻ em vĩnh viễn. Trường hợp mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại mất tích thì sẽ thuộc trường hợp trẻ em không nơi nương tựa có hoàn cảnh đặc biệt. Mất tích là không thấy tung tích, không rõ còn sống hay đã chết và được Tòa án có thẩm quyền tuyên bố theo quy định của pháp luật.
2. Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc không còn khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng.
Cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp ngoài công lập. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thuộc loại hình cơ sở trợ giúp xã hội.
3.Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Cha hoặc mẹ là người đang chấp hành án phạt tù là việc thi hành án phạt tù có thời hạn hoặc chung thân.
Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định để lao động, học văn hóa, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.
Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người nghiện ma túy thuộc các đối tượng quy định để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Trẻ em có cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật.
Mất tích theo quy định của pháp luật phải đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định mới được Tòa án có thẩm quyền tuyên bố mất tích. Cá nhân là cha, mẹ của trẻ em phải biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có một tin tức, không rõ còn sống đã áp dụng các biện pháp cần thiết nhưng vẫn không tìm thấy, có yêu cầu tuyên bố mất tích của người có thẩm quyền thì Tòa án sẽ xem xét theo quy định tuyên bố mất tích.
5. Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội được áp dụng cho các đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp và đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội. Trẻ em không nơi nương tựa khi người còn lại còn sống là cha hoặc mẹ thuộc các đối tượng áp dụng hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội.
6. Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
7. Trẻ em có cả cha và mẹ không còn khả năng chăm sóc trẻ em.
Chăm sóc trẻ em là việc nuôi dưỡng, giáo dục, theo dõi quá trình phát triển của trẻ em. Trẻ em không nơi nương tựa có hoàn cảnh đặc biệt khi bố mẹ không còn khả năng chăm sóc.
8. Trẻ em có cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội.
9. Trẻ em có cả cha và mẹ đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
10. Trẻ em có cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
11. Trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ trong độ tuổi trẻ em.
Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Cha, mẹ đang trong độ tuổi trẻ em chưa có khả năng, nhận thức đầy đủ để trẻ em sống trong gia đình có thể phát triển toàn diện. Vậy nên, pháp luật quy định trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ trong độ tuổi trẻ em là đối tượng trẻ em không nơi nương tựa thuộc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
12. Trẻ em có cả cha và mẹ bị hạn chế quyền làm cha mẹ hoặc tạm thời cách ly khỏi cha hoặc mẹ theo quy định của pháp luật.
Hạn chế quyền cha mẹ là giới hạn của pháp luật nhằm không cho cha, mẹ thực hiện một số quyền đối với trẻ em. Trẻ em tạm cách ly khỏi cha hoặc mẹ khi bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp hoặc trẻ em bị xâm hại có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại bởi cha, mẹ.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật trẻ em.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh