Pháp luật quy định như thế nào về trẻ em vi phạm pháp luật thuộc nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:04 (GMT+7)

Bài viết trình bày về trẻ em vi phạm pháp luật thuộc nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Trẻ em là đối tượng dễ bị dụ dỗ, xâm phạm bởi lẽ xuất phát từ độ tuổi và khả năng nhận thức còn yếu kém. Chính vì vậy pháp luật đặt ra những quy định cụ thể về trẻ em có hoàn cảnh đặt biệt nhằm xác định rõ được đối tượng cần được hỗ trợ, quan tâm để phát triển. Đặc biệt là trẻ em vi phạm pháp luật.

Khái quát về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vi phạm pháp luật.

Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trẻ em là đối tượng quan trọng, là nền móng cho sự phát triển của đất nước và cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục của toàn thể xã hội.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện, có lỗi và xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật tùy vào mức độ vi phạm bị chịu các chế tài do pháp luật quy định.

Các trường hợp trẻ em vi phạm pháp luật thuộc nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Các trường hợp trẻ em vi phạm pháp luật thuộc nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quy định tại Điều 8 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em. Theo đó, pháp luật quy định các trường hợp như sau:

Thứ nhất: Trẻ em vi phạm pháp luật đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; đang bị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình.

Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Trường giáo dưỡng là nơi tập chung của những trẻ em phạm tội chưa thành niên, chưa cấu thành tội phạm được đưa vào nhằm giáo dục văn hóa, lao động, sinh hoạt cho các trẻ em để trở thành công dân tốt khi trưởng thành.

Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính , bao gồm biện pháp nhắc nhở, biện pháp nhắc nhở dựa vào cộng đồng và biện pháp quản lý tại gia đình.

Thứ hai: Trẻ em vi phạm pháp luật chưa xác định được nơi cư trú ổn định đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội.

Nơi cư trú là địa điểm khu vực thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú, hoặc chính nơi mà cá nhân tạm trú và có đăng ký tạm trú, làm sổ tạm trú. Nơi cư trú của trẻ em là nơi cư trú của cha, mẹ. Nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thù nơi cư trú của trẻ em là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà trẻ em thường sinh sống. Chưa xác định được nơi cư trú ổn định khi không xác định được cha, mẹ của trẻ em.

Thứ ba: Trẻ em vi phạm pháp luật đang bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng; đang bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn hoặc tù có thời hạn nhưng được hưởng án treo.

Biện pháp tư pháp là biện pháp hình sự được áp dụng đối với người phạm tội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt.

Hình phạt cải tạo không giam giữ là hình phạt không bắt buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.

Tù có thời hạn là việc buộc người kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn nhưng được hưởng án treo vẫn chấp hành hình phạt tuy nhiên sẽ không để lại án tích.

Thứ tư: Trẻ em chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khi chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật trẻ em.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư