2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Nuôi con nuôi là vấn đề nhân đạo sâu sắc, thể hiện tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm cao cả và mối quan hệ tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu về thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế trong việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật ngay sau đây.
Căn cứ theo Điều 5 Luật nuôi con nuôi 2010.
Khoản 1 Điều 5 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện theo thứ tự như sau:
Thứ nhất: Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột là các đối tượng có quan hệ huyết thống với người được nhận làm con nuôi. Đây là đối tượng ưu tiên đầu tiên trong việc nhận nuôi con nuôi, đảm bảo tôn trọng quyền trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc của mình.
Thứ hai: Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
Theo Điều 2 Luật cư trú 2020 quy định: Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;
Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước có thể hiểu là là người có quốc tịch Việt nam và cư trú, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
Thứ ba: Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
Theo Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 thì người nước ngoài là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam.
Thứ tư: Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài là người có quốc tịch Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Thứ năm: Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài là người mang quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch và cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Theo Khoản 1 Điều 5 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
“ 2. Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.”
Bởi lẽ, mục đích của việc nhận nuôi con nuôi là nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình nên vì vậy, trong trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì sẽ giao cho người có điều kiện, hoàn cảnh tốt nhất trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật nuôi con nuôi.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh