Thủ tục giải thể tổ chức thanh niên xung phong là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:08 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Thủ tục giải thể tổ chức thanh niên xung phong

Thanh niên tham gia vào hoạt động thực tiễn xây dựng môi trường văn hóa là quá trình rèn luyện, giúp họ có điều kiện thể hiện tốt vai trò của mình. Thông qua các hoạt động thực tiễn, thanh niên có thể bộc lộ rõ nhất năng lực, sở trường và không ngừng hoàn thiện nhân cách của bản thân. Theo đó, việc xây dựng pháp luật về thanh niên nhằm thể chế hóa và hoàn thiện cơ sở pháp lý, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của thanh niên, các chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; bảo đảm trách nhiệm của nhà nước, gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức của thanh niên trong thực hiện chính sách, pháp luật để thanh niên được tu dưỡng, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cơ sở pháp lý

- Luật Thanh niên số 57/2020/QH14 ngày 16 tháng 06 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Thanh niên năm 2020).

- Nghị định số 17/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ về chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện.

- Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong.

- Thông tư số 11/2011/TT-BNV ngày 26 tháng 09 năm 2011 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong.

Tổ chức thanh niên xung phong

Khoản 1 Điều 22 Luật Thanh niên năm 2020 quy định như sau:

“1. Thanh niên xung phong là lực lượng xung kích của thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, giáo dục, đào tạo, rèn luyện thanh niên và các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách, khó khăn, gian khổ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Theo đó, thanh niên xung phong là một lực lượng thanh niên do Đảng Đoàn Thanh vận Trung ương và Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành lập vào ngày 15 tháng 7 năm 1950 để phục vụ Chiến dịch Biên giới.

Nhiệm vụ của thanh niên xung phong rất đa dạng, gồm có vận tải (đạn dược, thương binh, lương thực, mở đường, rà phá bom mìn, tiếp đạn, thu dọn chiến trường.

Tổ chức thanh niên xung phong chỉ được thành lập khi cần huy động thanh niên để thực hiện nhiệm vụ cần thiết và được tổ chức dưới 2 hình thức sau:

  • Tổng đội thanh niên xung phong;
  • Trung tâm, Trường giáo dục lao động xã hội.

Trường hợp giải thể tổ chức thanh niên xung phong

Tổ chức thanh niên xung phong giải thể trong 03 trường hợp sau:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động được ghi trong quyết định thành lập mà không có quyết định gia hạn
  • Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung hoạt động không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
  • Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với tổ chức thanh niên xung phong vi phạm pháp luật.

Thẩm quyền giải thể

- Trong trường hợp giải thể do hoạt động của công ty không còn phù hợp: Cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức thanh niên xung phong ra quyết định giải thể tổ chức thanh niên xung phong.

- Trong trường hợp giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước: Cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức thanh niên xung phong ra quyết định giải thể tổ chức thanh niên xung phong.

Cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức thanh niên xung phong ra quyết định giải thể sau khi đã có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cùng cấp.

Trình tự giải thể

Thành phần hồ sơ

  • Văn bản đề nghị cho ý kiến chấp thuận việc giải thể tổ chức;
  • Văn bản chấp thuận của cấp ủy Đảng cùng cấp hoặc Ban Tổ chức Trung ương Đảng đồng ý việc giải thể;
  • Phương án giải thể:
  • Lý do giải thể
  • Đề xuất phương án giải quyết về nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất…
  • Quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện phương án giải thể và thời hạn xử lý
  • Văn bản xử lý vi phạm của tổ chức thanh niên xung phong (trong trường hợp giải thể theo ý kiến chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Thời hạn trả kết quả

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cùng cấp có trách nhiệm xem xét, cho ý kiến chấp thuận bằng văn bản việc giải thể tổ chức thanh niên xung phong. Trong trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cùng cấp, cơ quan có thẩm quyền thành lập ra quyết định giải thể tổ chức thanh niên xung phong.

Trường hợp giải thể theo ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cùng cấp có trách nhiệm xem xét, cho ý kiến chấp thuận bằng văn bản việc giải thể tổ chức thanh niên xung phong;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cùng cấp, cơ quan có thẩm quyền thành lập ra quyết định giải thể tổ chức thanh niên xung phong.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư