Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:09 (GMT+7)

Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trẻ em đóng vai trò quan trọng, là nền móng cho sự phát triển của đất nước và cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục của toàn thể xã hội. Chính vì vậy, pháp luật quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em. Trong đó có trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Khái quát chung.

Quyền trẻ em là tất cả những quyền để trẻ em được sống, phát triển lành mạnh và an toàn được ghi nhận, bảo đảm bằng hệ thống pháp luật . Bổn phận là trách nhiệm, phần việc phải gánh vác, lo liệu. Bổn phận của trẻ em là việc trẻ em phải có trách nhệm thực hiện những phần việc phù hợp với độ tuổi, khả năng của mình theo quy định của pháp luật.

Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác.

Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

Theo Điều 85 Luật trẻ em 2016 quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm như sau:

Thứ nhất: Bảo đảm việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác; xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phù hợp với từng độ tuổi trẻ em và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của trẻ em; bảo đảm trẻ em được hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập và tạo điều kiện học ở trình độ cao hơn.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm cho trẻ em được thực hiện quyền, bổn phận, được học tập để phát triển toàn diện. Phát triển toàn diện của trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em.

Giáo dục phổ cập có thể hiểu là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm đảm bảo trẻ em được hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập và tạo điều kiện cho trẻ em học ở trình độ cao hơn.

Thứ hai: Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan quy định tiêu chuẩn trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường và trình Chính phủ quy định chi tiết về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo đức, xúc phạm trấn người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm đảm bảo cho trẻ em có một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện để trẻ em được học tập, rèn luyện và phát triển toàn diện.

Thứ ba: Tổ chức phổ biến, giáo dục kiến thức về quyền và bổn phận của trẻ em cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Quy định trách nhiệm này nhằm đảm bảo học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nâng cao hiểu biết, nắm bắt được các quyền lợi và lợi ích chính đáng trẻ em được hưởng cũng như các trách nhiệm trẻ em phải thực hiện để việc giáo dục trẻ em được hiệu quả.

Thứ tư: Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và áp dụng biện pháp trợ giúp giáo dục phù hợp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu số; giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.

Trẻ em dân tộc thiểu số là trẻ em mang dân tộc mà những dân tộc đó có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trẻ em khuyết tật là những trẻ em bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm các chức năng, hạn chế khả năng hoạt động, khó khăn trong sinh hoạt học tập, vui chơi và lao động.

Đây là những đối tượng trẻ em chịu nhiều thiếu thốn về điều kiện kinh tế, thể chất, tinh thần. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và áp dụng biện pháp trợ giúp giáo dục phù hợp cho từng đối tượng trẻ em.

Thứ năm: Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác y tế trường học bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác, giáo dục và phát triển toàn diện trẻ em trong hệ thống giáo dục; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm đảm bảo trẻ em được chăm sóc sức khỏe trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Thực hiện chủ trì, phối hợp thực hiện công tác y tế trường học như khám sức khỏe định kỳ; truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh; Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;....

Thứ sáu: Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan xây dựng chính sách giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng cho trẻ em; vận động gia đình, xã hội phát hiện, hỗ trợ, bồi dưỡng trẻ em có năng khiếu, tài năng.

Để trẻ em được phát triển toàn diện thì trách nhiệm trong vệc phát triển kỹ năng, năng khiếu của trẻ em cũng cần phải được nâng cao. Trách nhiệm này thực hiện nhằm đảm bảo trẻ em được phát huy tối đa các khả năng, sự thông minh, sáng tạo của bản thân

Thứ bảy: Hướng dẫn thực hiện sự tham gia của trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm để trẻ em được tham gia vào các vấn đề trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục đảm bảo trẻ em được tham gia đóng góp ý kiến, nguyện vọng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Thứ tám: Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan giáo dục, hướng dẫn trẻ em bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; thông tin, hướng dẫn cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em trong nhà trẻ.

Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét đặc trưng đặc biệt làm nên sắc thái, bản lĩnh và dấu ấn riêng của mỗi dân tộc, từ những nét đó để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Đây là nét đẹp truyển thống nên Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có trách nhiệm hỗ trợ, giáo dục trẻ em giữ gìn và phát huy.

Cuối cùng: Quản lý và hướng dẫn sử dụng thiết bị, đồ chơi sử dụng trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền quản lý.

Nhà trường, cơ sở giáo dục là nơi trẻ em học tập và rèn luyện để phát triển bản thân, vậy nên trách nhiệm đảm bảo cơ sở vật chất, đồ chơi phục vụ nhu cầu giải trí của trẻ em là điều quan trọng. Việc quản lý thiết bị, đồ chơi sử dụng trong nhà trường, cơ sở giáo dục tốt sẽ giảm thiểu mất mác, thiếu hụt điều kiện học tập, giải trí của trẻ em, tạo môi trường đầy đủ nhất cho trẻ em.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật trẻ em.

Luật Hoàng Anh

Luật Sư Phạm Thị Thu Hà

Chuyên viên pháp lý Trịnh Thị Chình

Luật Sư Nguyễn Thị Ngàn

Luật Sư Vũ Khánh Hiếu

Luật Sư Nguyễn Thùy Dung

Thạc sĩ kinh tế Nguyễn Mai Hương

Luật Sư Lê Tiến Thành

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diệu Quỳnh

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Thu Hiền

Luật Sư Đào Hồng Sơn

Luật sư NGUYỄN ĐÌNH HIỆP - Những con số biết nói

Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Luật sư Nguyễn Đình Hiệp có sự am hiểu sâu sắc hệ thống pháp luật Việt Nam và triển khai thành công rất nhiều các vụ việc như:

2

Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại

2

Tư vấn cấp Giấy phép viễn thông cho doanh nghiệp Việt Nam

8

Tư vấn pháp lý thường xuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tiêu biểu như Công ty CP Tập đoàn Bình Minh, Công ty CP DV Viễn thông Hải Phòng

10

Tư vấn, xử lý thu hồi công nợ và khởi kiện/khởi tố các đối tượng có nợ khó đòi

10

Tư vấn pháp lý đầu tư, giấy phép, chuyển nhượng các dự án khoáng sản. Tiêu biểu như Dự án khai thác Khoáng sản của Công ty khoáng sản An Vượng tại huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình (50ha).

15

Tư vấn pháp lý dự án đầu tư mở rộng sản xuất. Tiêu biểu như Dự án sản xuất 50 triệu sản phẩm điện tử thanh toán Công ty TNHH ST Vina (Hàn Quốc); Dự án mở rộng quy mô sản xuất của Công ty TNHH RFTech Việt Nam lên 20 triệu đô la Mỹ;

20

Tư vấn hợp đồng chuyển giao công nghệ và thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (hầu hết là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

20

Tư vấn pháp lý dự án đầu tư bất động sản. Tiêu biểu như Dự án khu nghỉ dưỡng tại Vịnh Lan Hạ, thành phố Hải Phòng (30ha); Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Avana Mai Chau Hideway, tỉnh Hòa Bình (32ha)

30

Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực. Tiêu biểu như Dự án nhà máy sản xuất của Công ty Mass Well Limited, Công ty Modern Shine Limited tại Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình

300

Tư vấn hồ sơ công bố sản phẩm, hồ sơ phòng cháy chữa cháy, hồ sơ an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký mã số mã vạch, đăng ký/thông báo website…

500

Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế

700

Tư vấn, thực hiện các thủ tục, giấy phép con như: Giấy phép lao động cho người nước ngoài, cấp phép tạm trú cho người nước ngoài, Giấy phép trung tâm ngoại ngữ, Giấy phép ngành dược, Giấy phép quảng cáo…

2000

Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp mới, chi nhánh, văn phòng đại diện trên cả nước; các thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên cả nước

3000

Tư vấn các vụ việc ly hôn, chia tài sản, quyền nuôi con; chia thừa kế; tranh chấp đất đai; tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư vấn miễn phí ngay Chat với luật sư