2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thanh niên tham gia vào hoạt động thực tiễn xây dựng môi trường văn hóa là quá trình rèn luyện, giúp họ có điều kiện thể hiện tốt vai trò của mình. Thông qua các hoạt động thực tiễn, thanh niên có thể bộc lộ rõ nhất năng lực, sở trường và không ngừng hoàn thiện nhân cách của bản thân. Theo đó, việc xây dựng pháp luật về thanh niên nhằm thể chế hóa và hoàn thiện cơ sở pháp lý, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của thanh niên, các chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; bảo đảm trách nhiệm của nhà nước, gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức của thanh niên trong thực hiện chính sách, pháp luật để thanh niên được tu dưỡng, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về trách nhiệm của gia đình theo Điều 35 Luật Thanh niên số 57/2020/QH14 ngày 16 tháng 06 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Thanh niên năm 2020).
Dựa theo Điều 1 Luật Thanh niên năm 2020 ghi nhận định nghĩa về thanh niên như sau:
“Điều 1.
Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.”
Từ đó, có thể thấy được thanh niên là lớp người trẻ hoặc người trẻ tuổi. Đây được cho là một bộ phận quan trọng của dân tộc, rường cột của quốc gia. Thanh niên có mạnh thì dân tộc mới mạnh; trong sức mạnh của dân tộc có sức mạnh của thanh niên. Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, thanh niên luôn nêu cao truyền thống yêu nước, chí khí anh hùng, bất khuất của dân tộc, hăng hái đi tiên phong trên mọi lĩnh vực, có nhiều cống hiến to lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, tuổi trẻ cả nước đã và đang tiếp tục phát huy truyền thống quý báu của các thế hệ cha anh, bắt nhịp nhanh với điều kiện mới, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, xung kích, sáng tạo, sẵn sàng có mặt ở mọi nơi khó khăn, gian khổ và sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới.
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Gia đình là môi trường quan trọng nhất đối với sự phát triển toàn diện của con người. Gia đình có vai trò quan trọng trong việc duy trì, gìn giữ và trao truyền các giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa dân tộc và động viên các thành viên của mình phấn đấu theo đúng chuẩn mực của xã hội.
Theo đó, gia đình phải có trách nhiệm sau:
1. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên; quan tâm, giáo dục, động viên và tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.
2. Tôn trọng quyền của thanh niên trong hôn nhân và gia đình; giáo dục giới tính, bình đẳng giới và các kiến thức cần thiết về hôn nhân và gia đình.
3. Chăm lo, giáo dục thanh niên phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức, nhân cách; có nếp sống văn hóa lành mạnh, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
4. Rèn luyện kỹ năng sống cho thanh niên; giáo dục ý thức, kỷ luật lao động; tôn trọng, tạo điều kiện để thanh niên lựa chọn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm.
5. Định hướng, tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận các nguồn thông tin an toàn và bảo vệ thanh niên trên môi trường không gian mạng.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh