2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thanh niên tham gia vào hoạt động thực tiễn xây dựng môi trường văn hóa là quá trình rèn luyện, giúp họ có điều kiện thể hiện tốt vai trò của mình. Thông qua các hoạt động thực tiễn, thanh niên có thể bộc lộ rõ nhất năng lực, sở trường và không ngừng hoàn thiện nhân cách của bản thân. Theo đó, việc xây dựng pháp luật về thanh niên nhằm thể chế hóa và hoàn thiện cơ sở pháp lý, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của thanh niên, các chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; bảo đảm trách nhiệm của nhà nước, gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức của thanh niên trong thực hiện chính sách, pháp luật để thanh niên được tu dưỡng, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về trách nhiệm của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân đối với thanh niên theo Điều 40 Luật Thanh niên số 57/2020/QH14 ngày 16 tháng 06 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Thanh niên năm 2020).
Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương, từ cấp xã tới cấp tỉnh, thuộc nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
- Ban hành nghị quyết về phát triển thanh niên tại địa phương để thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với thanh niên;
- Quyết định các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển thanh niên trong nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hằng năm và từng giai đoạn;
- Quyết định phân bổ dự toán ngân sách để tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên tại địa phương;
- Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên tại địa phương;
- Quyết định biên chế của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên.
Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố và cơ quan nhà nước cấp trên.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên và có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên tại địa phương;
- Lồng ghép các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển thanh niên khi xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hằng năm và từng giai đoạn;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên;
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên khi đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục, y tế, tư vấn sức khỏe, cơ sở hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao;
- Quản lý, khai thác và công bố dữ liệu thống kê về thanh niên, chỉ số phát triển thanh niên tại địa phương;
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, hằng năm báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên, gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về thanh niên;
- Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp dưới thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh