Trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:04 (GMT+7)

Bài viết trình bày về trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.

Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trẻ em đóng vai trò quan trọng, là nền móng cho sự phát triển của đất nước và cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục của toàn thể xã hội. Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm quan trọng của toàn thể xã hội. Chính vì vậy, ngoài quy định các biện pháp cấp độ bảo vệ trẻ em,  pháp luật còn quy định cụ thể trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã nhằm giảm thiểu xâm hại trẻ em đảm bảo trẻ em được sống an toàn, lành mạnh và phát triển tốt nhất.

Bảo vệ trẻ em.

Trẻ em là đối đượng dễ bị dụ dỗ, xâm hại bởi xuất phát từ độ tuổi và khả năng nhận thức còn kém. Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Quy định về trách nhiệm người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.

Trách nhiệm người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã được quy định tại Điều 53 Luật trẻ em 2016. Theo đó, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có những trách nhiệm sau đây:

Thứ nhất: Đánh giá nguy cơ và xác định các nhu cầu của trẻ em cần được bảo vệ.

Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã phải có trách nhiệm đánh giá trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi . Đồng thời xác định các trường hợp có nhu cầu cần được bảo vệ của trẻ em để phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp kịp thời.

Thứ hai: Tham gia quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi có nhiều tổn thương về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm. Vì vậy người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã phải có trách nhiệm tham gia quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em nhằm giảm thiểu trẻ em bị xâm hại cũng như giúp đỡ, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Thứ ba: Tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em, trợ giúp xã hội, y tế, giáo dục, pháp lý và các nguồn trợ giúp khác.

Trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em được tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em, trợ giúp xã hội, y tế, giáo dục, pháp lý và các nguồn trợ giúp khác đảm bảo cho trẻ em được tham gia các dịch vụ qua tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em.

Thứ tư: Tư vấn kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em cho trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình, cộng đồng.

Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiểm tư vấn kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em cho trẻ em khi không có sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội, cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình để phòng ngừa, ứng biến khi trẻ em bị hoặc có nguy cơ bị xâm hại tạo lập một môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em.

Thứ năm: Kiến nghị biện pháp chăm sóc thay thế và theo dõi quá trình thực hiện.

Chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ; trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã kiến nghị và theo dõi biện pháp chăm sóc thay thế trong trường hợp trẻ em cần được bảo vệ đảm bảo sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Thứ sáu: Hỗ trợ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, người làm chứng trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng theo quy định.

Trẻ em vi phạm pháp luật là việc trẻ em thực hiện hành vi trái pháp luật, có lỗi và xâm phạm đến quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Đối với trẻ em vi phạm pháp luật, là người bị xâm hại, hay làm chứng trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, người bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ để trẻ em phục hồi về cả thể chất và tinh thần, tái hòa nhập để nhận thức lại, tiếp thu và chuyển hóa các giá trị, chuẩn mực pháp lý, văn hóa ứng xử và đạo đức xã hội và phát triển.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật trẻ em.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư