Trách nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đối với việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:08 (GMT+7)

Trách nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đối với việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trẻ em đóng vai trò quan trọng, là nền móng cho sự phát triển của đất nước và cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục của toàn thể xã hội. Chính vì vậy, pháp luật quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em. Trong đó có trách nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

Khái quát chung.

Quyền trẻ em là tất cả những quyền để trẻ em được sống, phát triển lành mạnh và an toàn được ghi nhận, bảo đảm bằng hệ thống pháp luật . Bổn phận là trách nhiệm, phần việc phải gánh vác, lo liệu. Bổn phận của trẻ em là việc trẻ em phải có trách nhệm thực hiện những phần việc phù hợp với độ tuổi, khả năng của mình theo quy định của pháp luật.

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương từ cấp xã tới cấp tỉnh, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và thực hiện nghị quyết của hội đồng nhân dân.

Trách nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đối với việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

Theo Điều 79 Luật trẻ em 2016 và được sửa đổi theo Luật số 28/2018/QH14 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch quy định Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm như sau:

Thứ nhất: Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo thẩm quyền để thực hiện quyền trẻ em; giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo quy định của pháp luật; phân bổ ngân sách hằng năm để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.

Quyền trẻ em là tất cả những quyền để trẻ em được sống, phát triển lành mạnh và an toàn được ghi nhận, bảo đảm bằng hệ thống pháp luật. Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và giám sát việc thực hiện đó nhằm bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.

Thứ hai: Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội để xem xét, đánh giá những vấn đề liên quan đến trẻ em trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em khi thẩm tra quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em.

Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Chủ tịch Hội đồng dân tộc do Quốc hội bầu; các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng dân tộc do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên. Chủ nhiệm Ủy ban do Quốc hội bầu; các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

Theo đó, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến các vấn đề của trẻ em, đảm bảo trẻ em được hưởng tất cả những gì trẻ em cần có để lớn lên và phát triển toàn diện.

Thứ ba: Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm ban hành nghị quyết để thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em trên địa bàn theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Nghị quyết là những văn bản về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến, ý định về một vấn đề nhất định. Theo đó Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm ban hành nghị quyết để thực hiện và giám sát việc thực hiện các vấn đề về trẻ em trên địa bàn đúng với thẩm quyền.

Thứ tư: Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm thường xuyên và định kỳ tiếp xúc với trẻ em hoặc đại diện trẻ em; tiếp nhận, chuyển và theo dõi, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cơ quan, tổ chức liên quan đến trẻ em.

Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tuyên truyền cho dân về Hiến pháp và pháp luật.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật trẻ em.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư