2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Nuôi con nuôi là vấn đề nhân đạo sâu sắc, thể hiện tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm cao cả và mối quan hệ tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người. Để đảm bảo mọi trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục, pháp luật mở rộng phạm vi nuôi con nuôi không chỉ ở trong nước mà còn áp dụng việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu vấn đề hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Mục đích của việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.
Căn cứ theo Điều 30 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu như sau:
Điều 30. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu
Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ của người nhận con nuôi, hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Theo Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh quy định: Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Miễn hợp pháp hóa lãnh sự có thể hiểu là việc giấy tờ, tài liệu của nước ngoài khi sử dụng ở Việt Nam không phải xác thực giá trị cũng như chữ ký thể hiện trên đó.
Việc miễn hợp pháp hóa lãnh sự còn tùy thuộc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Điều ước quốc tế là thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thoả thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hê với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó. Nguyên tắc có đi có lại là nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế, theo đó một quốc gia sẽ dành chế độ pháp lý nhất định, có thể là chế độ đãi ngộ quốc gia hoặc chế độ đãi ngộ tối huệ quốc hay một số quyền lợi nào đó cho thể nhân và pháp nhân một nước ngoài giống như chế độ pháp lý, những quyền lợi hoặc ưu đãi mà các thể nhân và pháp nhân của nước này cũng được hưởng ở nước ngoài đó.
Ngoài ra tại Điều 12 Nghị định 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật nuôi con nuôi quy định việc thông báo danh sách các nước miễn hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu. Theo đó, Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao có trách nhiệm lập, cập nhật và thông báo cho Cục Con nuôi danh sách các nước miễn hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại quy định tại Điều 30 Luật nuôi con nuôi 2010 nêu trên.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật nuôi con nuôi.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh