2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Nuôi con nuôi là vấn đề nhân đạo sâu sắc, thể hiện tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm cao cả và mối quan hệ tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người. Tuy nhiên, việc nuôi con nuôi có thể chất dứt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định khi có yêu cầu. Cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu hệ quả chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Mục đích của việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Chấm dứt nuôi con nuôi là thủ tục theo quy định của pháp luật để chấm dứt quan hệ giữa cha, mẹ, con giữa những người đang có quan hệ cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi. Việc chấm dứt này phải do Tòa án quyết định theo yêu cầu của chủ thể pháp luật quy định.
Căn cứ theo Điều 27 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi như sau:
Thứ nhất: Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Theo đó, khi quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luât thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ chấm dứt. Quyền của cha mẹ nuôi và con nuôi là những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cha mẹ nuôi và con nuôi được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế. Nghĩa vụ được hiểu là Nhà nước đòi hỏi cha mẹ nuôi và con nuôi phải thực hiện những hành vi cần thiết khi Nhà nước yêu cầu, mang tính bắt buộc được đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế.
Thứ hai: Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.
Theo Bộ luật dân sự 2015 quy định thì: Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Người thành niên người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật dân sự 2015.
Quy định hệ quả này nhằm đảm bảo con nuôi khi chưa trưởng thành hoặc đã đến tuổi trưởng thành nhưng không có khả năng tự lo liệu cho bản thân được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục một cách tốt nhất.
Thứ ba: Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật nuôi con nuôi 2010 được khôi phục.
Theo đó quyền, nghĩa vụ đã chấm dứt là quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi sẽ được khôi phục trong trường hợp việc chấm dứt nuôi con nuôi mà con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ.
Thứ tư: Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tài sản riêng của con nuôi có thể hiểu là tài sản thuộc sở hữu riêng của con nuôi, con nuôi có quyền tự mình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.
Tài sản chung của cha mẹ nuôi là là tài sản do cha, mẹ nuôi tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của cha mẹ; tài sản mà cha mẹ nuôi được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà cha mẹ nuôi thỏa thuận là tài sản chung. Theo đó, nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì con nuôi sẽ được hưởng tài sản theo công lao đóng góp của mình theo thỏa thuận hoặc luật định.
Thứ năm: Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.
Khi việc chấm dứt việc nuôi con nuôi có hiệu lực, dựa trên cơ sở pháp lý thì cha mẹ nuôi và con nuôi không còn tồn tại quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được làm con nuôi.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật nuôi con nuôi.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh