2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Biên soạn là gì? Tác phẩm biên soạn có thuộc đối tượng được bảo hộ tác giả không? Hãy GỌI NGAY tới số điện thoại 0908308123 để được Luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cần thiết thông qua nội dung bài viết sau đây.
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (Luật Sở hữu trí tuệ 2005);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/6/2009 (Luật Sở hữu trí tuệ 2009);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16/6/2022 (Luật Sở hữu trí tuệ 2022);
- Nghị định số 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định về tác phẩm phái sinh như sau: “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác”.
Các loại hình tác phẩm phái sinh bao gồm: tác phẩm dịch, tác phẩm phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác.
So với quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã quy định một cách cụ thể hơn về tác phẩm phái sinh bằng cách bổ sung thêm cụm từ "được sáng tạo dựa trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm" . Sự bổ sung này đã khắc phục được hạn chế tạo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 khi chủ yếu chỉ mang tính chất liệt kê chứ không đưa ra dấu hiệu cơ bản của tác phẩm phái sinh. Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ 2022 cũng tách loại hình chuyển thể thành chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác chứ không quy định chung là chuyển thể như Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Các loại hình tác phẩm phái sinh được liệt kê tại khoản 4 Luật Sở hữu trí tuệ có thể chia thành hai nhóm như sau:
- Nhóm có tác động với tác phẩm gốc bao gồm:
+ Tác phẩm dịch. Đây là tác phẩm được thể hiện bởi ngôn ngữ khác biệt với ngôn ngữ của tác phẩm gốc, sự sáng tạo của tác phẩm này thể hiện thông qua cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả.
+ Tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể. Đây là các tác phẩm ra đời dựa trên sự biến đổi tác phẩm làm cho tác phẩm phù hợp với những điều kiện khai thác khác nhau.
- Nhóm không có tác động với tác phẩm gốc:
+ Tác phẩm tuyển chọn: Là tác phẩm dựa trên sự tập hơn, chọn lộc, sắp xếp những tác phẩm đã có theo yêu cầu nhất định.
+ Tác phẩm biên soạn: là việc sáng tạo nên tác phẩm hoàn toàn mới, từ một phần hoặc toàn bộ các tác phẩm đã có theo chủ đề nhất định và có thể có bình luận, đánh giá.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 17/2023/NĐ-CP đưa ra khái niệm tác phẩm biên soạn như sau: “Tác phẩm biên soạn là tác phẩm được soạn ra từ một phần hoặc toàn bộ các tác phẩm đã có theo chủ đề nhất định và có thể có bình luận, đánh giá.”
Việc biên soạn có liên quan mật thiết đến lĩnh vực giáo dục trong việc biên soạn giáo trình, lĩnh vực khoa học đối với các tài liệu nghiên cứu…
Ví dụ: Tác phẩm “Biên niên hoạt động văn học hội nhà văn Việt Nam” của Lại Nguyên Ân, Trần Thiện Khanh và Đoàn Ánh Dương là một ví dụ về một tác phẩm biên soạn.
Tác phẩm phái sinh nói chung và tác phẩm biên soạn nói riêng cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, tác phẩm phái sinh không được gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 quy định như sau: “Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.”
Thứ hai, làm tác phẩm phái sinh phải xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Thứ ba, tác phẩm phái sinh phải mang dấu ấn riêng của tác giả. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo dựa trên tác phẩm gốc nhưng có sự mới mẻ trong lối hành văn, cách truyền đạt... Những điều này tạo nên nét riêng cho tác phẩm phái sinh và thể hiện sự đặc trưng dấu ấn của tác giả đối với công chúng. Hơn thế nữa, tác phẩm phái sinh là một tác phẩm sáng tạo từ tác phẩm gốc nên để được bảo hộ một cách độc lập phải thể hiện sự sáng tạo mới mẻ mang dấu ấn của tác giả nhưng đồng thời phải đảm bảo không xâm phạm tới quyền của tác giả tạo ra tác phẩm gốc.
Để bảo vệ quyền lợi cho các tác phẩm biên soạn mà bản thân đã tạo ra thì việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm biên soạn là điều tất yếu.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định: “Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo cách thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan”.
Theo đó, Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã bổ sung thêm quy định về các cách thức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan. Có 03 cách thức như sau:
- Nộp trực tiếp
- Nộp qua dịch vụ bưu chính
- Nộp qua Cổng dịch vụ công trực tuyến
Về thành phần hồ sơ đăng ký quyền tác giả, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 17/2023/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký bao gồm các loại giấy tờ sau:
-Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan (theo mẫu) do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ;
- 02 bản sao tác phẩm biên soạn (bao gồm cả bản điện tử)
- Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền theo quy định tại khoản 6 Điều 38 của Nghị định này;
- Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền:
+ Tài liệu chứng minh nhân thân đối với cá nhân: 01 bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
+ Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý đối với tổ chức: 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định thành lập;
+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo là quyết định giao nhiệm vụ hoặc xác nhận giao nhiệm vụ cho cá nhân thuộc đơn vị, tổ chức đó;
+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao kết hợp đồng sáng tạo là hợp đồng, thể lệ, quy chế tổ chức cuộc thi;
+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được thừa kế là văn bản xác định quyền thừa kế có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;
+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được chuyển giao quyền là hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, mua bán, góp vốn bằng văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;
+ Trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả phải có văn bản cam đoan về việc tự sáng tạo và sáng tạo theo quyết định hoặc xác nhận giao việc; hợp đồng; tham gia cuộc thi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan.
+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo quy định tại khoản này phải là bản gốc hoặc bản sao có công chứng, chứng thực;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;
- Trường hợp trong tác phẩm có sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó theo quy định của pháp luật.
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Nộp bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định và nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả tại các địa chỉ sau:
Nộp qua đường bưu điện đến các địa chỉ nêu hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến
Bước 2: Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền rà soát, phân loại, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Tổ chức, cá nhân có thời hạn tối đa 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc đã sửa đổi, bổ sung mà hồ sơ vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Điều 51 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 83 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ 2022 quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả như sau:
- Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có quyền cấp lại, đổi, hủy bỏ giấy chứng nhận đó.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch61 quy định mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật sở hữu trí tuệ.
Hi vọng qua bài viết trên đây, bạn đã nắm bắt được các vấn đề pháp lý cơ bản nhất liên quan đến biên soạn, cũng như trình tự, thủ tục để đăng ký tác phẩm biên soạn. Nếu như có thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để trao đổi và làm rõ thêm.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, trực tiếp tiến hành tư vấn và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của bạn một cách nhanh chóng - hiệu quả nhất.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh