2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Chủ thể của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể hiểu là các bên tham gia hợp đồng, được xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó. Chủ đề của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm bên chuyển giao quyền sử dụng và bên nhận chuyển giao quyền sử dụng. Với bản chất là một loại hợp đồng, để có thể tham gia giao kết cũng như thực hiện hợp đồng thì bên chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan cũng như bên sử dụng tác phẩm phải có năng lực chủ thể được xác định bởi hai yếu tố là năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự khi giao kết, thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó, hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là loại hợp đồng đặc thù chịu sự điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, do vậy, so với các loại hợp đồng nói chung, hợp đồng này có một số điểm khác biệt. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Luật Hoàng Anh để biết pháp luật quy định như thế nào về chủ thể của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan.
- Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (Luật Sở hữu trí tuệ 2005);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/06/2009 (Luật Sở hữu trí tuệ 2009);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16/06/2022 (Luật Sở hữu trí tuệ 2022).
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Luật sở hữu trí năm 2009 quy định:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”
Theo đó, quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa không bị vi phạm bản quyền, như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm. Hiểu một cách đơn giản, quyền tác giả cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền khai thác tác phẩm; chống lại việc sao chép, trình diễn bất hợp pháp. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, theo đó: "Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân trong quá trình truyền tải tác phẩm đến công chúng thông qua các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa."
Như vậy Quyền liên quan được hiểu bao gồm ba loại quyền: quyền của người biểu diễn đối với chương trình biểu diễn của họ; quyền của nhà sản xuất bản ghi âm đối với bản ghi âm của họ (theo pháp luật Việt Nam thì cả bản ghi hình); quyền của tổ chức phát sóng đối với các chương trình phát sóng của họ. Người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng được hưởng quyền vì họ là những người có công giúp cho tác phẩm của tác giả được truyền bá tới công chúng, hay nói cách khác tuy không là tác giả của tác phẩm nhưng họ chính là cầu nối giữa tác giả và công chủng, nhờ có họ mà công chúng được tiếp cận với tác phẩm, vì thế mà họ cũng có các quyền nhất định.
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả là sự thỏa thuận giữa các bên mà theo đó chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm đối với một số quyền nhân thân và quyền tài sản cho tổ chức, cá nhân khác. Như vậy, đối tượng của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là các quyền nhân thân và tài sản do pháp luật quy định. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2009 thì đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm các quyền của chủ sở hữu quyền tác giả và quyền của chủ sở hữu quyền liên quan.
Khái niệm chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan được định nghĩa tại Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
“Điều 47. Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
1. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 3 Điều 29, khoản 1 Điều 30 và khoản 1 Điều 31 của Luật này. "
Theo quy định trên thì bên chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan là chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan. Chủ sở hữu là bên có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt các quyền năng thuộc phạm vi sở hữu của mình. Do đó, họ có quyền quyết định tự sử dụng hoặc chuyển giao quyền sử dụng đó cho người khác theo thỏa thuận. Bên cạnh đó, trong trường hợp chủ sở hữu đã chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan cho chủ đề khác, họ vẫn là chủ sở hữu của các quyền này và vẫn có quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng hoặc chuyển nhượng các quyền đó cho người khác, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Tác giả không được chuyển quyền sử dụng quyền nhân thân theo quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, trừ quyền công bố tác phẩm.
Người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng quyền nhân thân.
Ngoài ra, bên chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan có thể không phải là chủ sở hữu quyền tác giả quyền liên quan, họ có thể là người được chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan nhưng theo thỏa thuận với chủ sở hữu họ có quyền chuyển giao lại quyền sử dụng này cho người khác.
Trong trường hợp bên chuyển giao là đồng chủ sở hữu đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan và có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chí chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong trường hợp có đồng chủ sở hữu có tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác mà không cần có sự đồng ý của đồng chủ sở hữu.
Theo Khoản 4 Điều 47 Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Luật số 07/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí quy định bên sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có quyền:
“Điều 47. Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
4. Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.”
Bên sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan bên sử dụng có thể là cá nhân tổ chức thông qua hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan tiến hành sử dụng các quyền được bên kia chuyển giao. Do đặc thù của từng loại hình mà bên sử dụng tác phẩm có thể là nhà xuất bản, các nhà sản xuất, bản ghi âm, thanh đĩa, âm thanh, băng hình, đĩa hình, tổ chức phát thanh, truyền hình, các tổ chức triển lãm, các đoàn nghệ thuật, biểu diễn. Bên sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và được phép sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật sở hữu trí tuệ.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh