2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đăng ký nhãn hiệu bằng tên người nổi tiếng nhằm tăng thêm phần thu hút và được nhiều người để ý, quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ. Vậy có được đăng ký nhãn hiệu bằng tên của người nổi tiếng không? Hãy GỌI NGAY tới số điện thoại 0908308123 để được Luật sư tư vấn MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cần thiết thông qua nội dung bài viết dưới đây.
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, ngày 16 tháng 6 năm 2022 (Luật Sở hữu trí tuệ 2022);
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đưa ra khái niệm về nhãn hiệu như sau: "Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau."
Trên thực tế, nhãn hiệu là phương tiện hữu hiệu để xác định, đặt hàng, quảng cáo, mua bán hàng hóa. Bởi nhãn hiệu là công cụ để đánh dấu những hàng hóa, dịch vụ đến từ một nhà sản xuất nhất định, từ đó đem lại cho người tiêu dùng sự bảo đảm về chất lượng. Nhãn hiệu cũng giúp thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Khác với quyền tác giả, sáng chế và kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu không phải là một quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ cho các sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, khoa học nghệ thuật hay công nghiệp. Mục đích của các quy định pháp luật về nhãn hiệu hướng tới bảo hộ uy tín, danh tiếng của những doanh nghiệp đã tạo lập trên thị trường. Về cơ bản, pháp luật nhãn hiệu hướng tới mục tiêu bảo hộ sự nhận diện và xác định nguồn gốc sản xuất của sản phẩm trên thị trường .
Luật sở hữu trí tuệ 2022 cũng đã có những thay đổi nhất định đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Theo đó, nhãn hiệu nổi tiếng không còn là “nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam” mà chỉ cần được “bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam”. Việc thay từ “người tiêu dùng” thành “bộ phận công chúng” là phù hợp, bởi nó giới hạn lại phạm vi đánh giá về một dấu hiệu có được xem là nhãn hiệu nổi tiếng hay không.
Người nổi tiếng có thể được hiểu là người được công chúng biết đến rộng rãi nhờ những hoạt động và thành tựu đáng nể của họ. Nếu trước đây người nổi tiếng thường được nói đến theo nghĩa hẹp, tức là các nghệ sĩ (người chuyên hoạt động trong một bộ môn nghệ thuật), thì hiện nay, khái niệm người nổi tiếng được mở rộng hơn trong nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng. Người nổi tiếng có thể là bất cứ ai, trong bất kỳ lĩnh vực nào, từ những live-streamer, hoa hậu, doanh nhân, cầu thủ, anh hùng dân tộc, lãnh tụ…
Người nổi tiếng có thể sử dụng tên thật, bút danh, nghệ danh, tên viết tắt… của mình, sau đây gọi chung là “tên của người nổi tiếng”.
Theo Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định:
Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”
- Thứ nhất, nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Điều kiện này được hiểu là nhãn hiệu đó phải dược nhận thức, cảm nhận bằng thị giác của con người chứ không phải là vô hình thông qua việc nhìn ngắm, quan sát nhãn hàng hóa và thấy được nhãn hiệu của hàng hóa đó để phân biệt với hàng hóa dịch vụ khác. Hay nói cách khác nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng một vật chất nhất định để con người có thể nhìn thấy được. Để có thể như vậy, nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng chữ viết, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
- Thứ hai, khả năng phân biệt nhãn hiệu
Điều kiện này xuất phát từ yêu cầu dấu hiệu đăng ký bảo hộ phải thể hiện được chức năng cơ bản của nhãn hiệu. Những quy định này không chỉ bảo hộ cho vị trí kinh doanh đã được các doanh nghiệp dày công tạo lập mà còn bảo hộ cho chính người tiêu dùng giúp họ không bị nhầm lẫn khi sử dụng các hàng hóa, dịch vụ
Các loại hàng hóa đáp ứng được điều kiện bảo hộ nhãn hiệu sẽ được cấp Bằng bảo hộ nhãn hiệu. Tên của người nổi tiếng sẽ được đăng ký nhãn hiệu nếu đáp ứng được hai điều kiện bảo hộ trên. Tuy nhiên pháp luật quy định một số trường hợp dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu. Cụ thể:
Khoản 3 Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ
“Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;”
Dưới góc độ về sở hữu trí tuệ, tên của người nổi tiếng cũng có thể là đối tượng để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm mà họ kinh doanh hoặc dịch vụ do họ cung cấp. Thực tiễn cho thấy nhiều người nổi tiếng, phổ biến là các nghệ sĩ vừa hoạt động nghệ thuật, vừa có hoạt động kinh doanh song song và sử dụng chính tên, bút danh hoặc nghệ danh của họ làm nhãn hiệu khi kinh doanh.
Không thể phủ nhận một thực tế là người tiêu dùng có thể mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ nhờ biết đến hoặc tin rằng sản phẩm/dịch vụ đó do người nổi tiếng A cung cấp. Trong trường hợp này, tên người nổi tiếng là nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ vì đạt được chức năng chỉ dẫn nguồn gốc sản phẩm/dịch vụ.
Tuy nhiên, theo Khoản 5 Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định:
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân, tổ chức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tên người nổi tiếng có thể làm cho người tiêu dùng nghĩ rằng nhãn hiệu đó do người nổi tiếng đó cung cấp hay thuộc sở hữu của họ mà thực tế lại không phải như vậy. Từ đó việc đăng ký nên người nổi tiếng có thể bị coi là có yếu tố gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Đối với thủ tục nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tên người nổi tiếng, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ yêu cầu người nộp đơn chứng minh được việc đăng ký tên người nổi tiếng đã được chính người đó đồng ý và cho phép hoặc chứng minh việc sử dụng tên này không ảnh hưởng đến người tiêu dùng và ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân, uy tín, danh dự của những người nổi tiếng đó.
Trường hợp người nổi tiếng tự nộp đơn để đăng ký nhãn chính tên của mình thì không cần phải chứng minh theo quy định như trên.
Tóm lại, cá nhân, tổ chức hoàn toàn có thể đăng ký nhãn hiệu tên người nổi tiếng nếu người đó không phải là lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Lưu ý:
- 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo, trong đó:
Đối với việc xin bảo hộ nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
Bên cạnh đó, ở một số trường hợp ngoại lệ, nếu thực hiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, bạn cũng cần phải cung cấp thêm một số tài liệu sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo những nội dung trên. Trong đó, chú ý chi tiết với từng loại nhãn hiệu được phân loại ở trên sẽ được quy định những giấy tờ riêng.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với hình thức
Bước 3: Cục sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định hình thức của đơn để công nhận tính hợp lệ của đơn.
Bước 4: Cục sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đăng ký sau khi đã có quyết định công nhận hợp lệ để đánh giá các tiêu chí bảo hộ, phạm vi bảo hộ.
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
- Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.
Trên đây, là toàn bộ nội dung về quy trình thủ tục đăng kí nhãn hiệu.
Trên đây, là toàn bộ nội dung về thủ tục quy trình đăng kí nhãn hiệu. Nếu như có thắc mắc hoặc có vấn đề nào
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật sở hữu trí tuệ.
Hi vọng qua bài viết trên đây, bạn đã nắm bắt được các vấn đề pháp lý cơ bản nhất liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu tên người nổi tiếng. Nếu như có thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để trao đổi và làm rõ thêm.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, trực tiếp tiến hành tư vấn và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của bạn một cách nhanh chóng - hiệu quả nhất.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh