2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp nhằm xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Dưới đây là bốn biện pháp chính được sử dụng để xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (Luật Sở hữu trí tuệ 2005);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/6/2009 (Luật Sở hữu trí tuệ 2009)
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”
Khi cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu trí tuệ thì thực chất đây là việc Nhà nước chấp nhận bảo hộ quyền này cho cá nhân, tổ chức đó.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này. Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ bằng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự. Trong đó chủ thể quyền có thể tự bảo vệ hoặc bằng hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc khởi kiện tại Toà án, hoặc gửi đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Thanh tra Khoa học và Công nghệ (nếu là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp), Thanh tra Văn hoá, Thể thao và Du lịch (nếu là hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan), Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nếu là hành vi xâm phạm đối với giống cây trồng) hoặc gửi tới các cơ quan như: Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Hải quan, Quản lý thị trường.
Cần phân biệt bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không theo "nghĩa rộng" mà chỉ hướng đến việc Nhà nước chính thức công nhận quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ thông qua việc xác lập quyền. Điều này đã được thể hiện rõ qua cách dùng thuật ngữ "điều kiện bảo hộ sáng chế", "điều kiện bảo hộ nhãn hiệu"... khi đây chỉ là các yêu cầu để xác lập quyền đối với các đối tượng này mà không điều chỉnh việc bảo vệ quyền sau khi được xác lập. Theo đó, bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là hai giai đoạn kế tiếp nhau chứ không bao hàm nhau.
Quyền sở hữu trí tuệ với đặc trưng là tồn tại dưới dạng thông tin thể hiện kết quả của quá trình làm việc, sáng tạo của tổ chức, cá nhân, có khả năng mang lại lợi ích về vật chất (quyền tài sản) và danh tiếng (quyền nhân thân) đối với chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Từ đặc điểm trên, quyền sở hữu trí tuệ là đối tượng dễ bị tác động, dễ bị xâm hại với nhiều hình thức biểu hiện tinh vi, khó phát hiện. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không chỉ xâm phạm đến quyền lợi của chủ sở hữu mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường xã hội, quyền lợi của những người thụ hưởng các giá trị mà quyền sở hữu trí tuệ mang lại. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về bản chất là hành vi vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng tiêu cực đến thực hiện quyền sở hữu trí tuệ đã được pháp luật bảo hộ, đồng thời xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cần phải được xử lý nghiêm minh. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định
Quyền tự bảo vệ là quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghịêp áp dụng các biện pháp khác nhau để tự bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình. Theo Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 10 Điều 2 Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ 2009, trong đó có quyền tự bảo vệ bao gồm các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; biện pháp yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan và biện pháp Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể sự dụng các biện pháp trên bằng cách gặp trực tiếp chủ thể vi phạm hoặc sử dụng các phương thức khác như gọi điện, gửi thư qua bưu điện… hoặc tiến hành những hành vi cụ thể để bảo vệ quyền sở hữu của mình. Người bị xâm phạm quyền sở hữu có thể lựa chọn áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Tuy nhiên, việc chủ thể áp dụng các biện pháp để tự bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của mình không được trái quy định của pháp luật và đạo đức xã hội
Biện pháp này là việc thực hiện biện pháp tự bảo vệ thể hiện sự chủ động trong việc áp dụng các biện pháp áp dụng, cách thức giải quyết…mà không phụ thuộc vào các thủ tục, nó giúp cho việc giải quyết được nhanh chóng, đỡ tốn kém thời gian và tiền bạc cho chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ vì không phụ thuộc vào sự cho phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mặt khác, biện pháp này còn bảo mật được thông tin liên quan đến quá trình giải quyết vụ án.
Xử lý vi phạm hành chính đối với quyền sở hữu trí tuệ là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nhất định xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giảm quyền sở hữu công nghiêp và quyền đối với giống cây trồng do cá nhân, tổ chức mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Để áp dụng biện pháp hành chính trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan có thẩm quyền cần xem xét các điều kiện sau: (i) Căn cứ pháp lý để áp dụng biện pháp hành chính đối với một vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; (ii) Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục cho phép chủ thể quyền sở hữu trí tuệ yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan thực thi áp dụng biện pháp hành chính; trình tự, thủ tục cho phép công dân tố cáo và đề nghị xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hành chính; (iii) Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục cho phép cơ quan thực thi chủ động phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ; (iv) Cơ quan có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền được pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền xử phạt khi xử lý một vụ việc bằng biện pháp hành chính; (v) Sự hỗ trợ của cơ quan giám định thông qua kết luận giám định do chủ thể quyền cung cấp hoặc do cơ quan thực thi trưng cầu giám định khẳng định có hành vi xâm phạm quyền, hoặc có yếu tố xâm phạm quyền, hoặc hàng hóa chứa đối tượng nghi ngờ xâm phạm là giả mạo nhãn hiệu hoặc giả mạo chỉ dẫn địa lý hoặc là hàng hóa sao chép lậu.
Biện pháp này thủ tục đơn giản, tiết kiệm được thời gian, chi phí cho chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Có hiệu quả khi muốn chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, chế tài xử phạt còn nhẹ có thể không đủ sức dăn đe các hành vi xâm phạm tương tự. Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ khó có thể đòi được bồi thường thiệt hại đối với chủ thể có hành vi xâm phạm.
Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra, kể cả hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Nó được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự
Theo quy định tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì các biện pháp dân sự bao gồm: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại.
Khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học và tác giả, chủ sở hữu của các đối tượng sở hữu công nghiệp cũng như các chủ thể có quyền liên quan khác có quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền của mình. Theo quy định tại điều 35, 36 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết các vụ án liên quan đến tranh chấp Sở hữu trí tuệ thuộc tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Biện pháp này là biện pháp thể hiện bản chất dân sự của quan hệ liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, là biện pháp xử lý triệt để hành vi xâm phạm, có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ và ngăn ngừa thiệt hại một cách kịp thời đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Với biện pháp này, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể đòi được tiền bồi thường đối với chủ thể có hành vi xâm phạm thông qua cơ quan thi hành án dân sự. Nhược điểm lơn nhất của biện pháp này đó là tốn kém thời gian, chi phí vì thủ tục phức tạp và chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chứng minh.
Khi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiêp và quyền đối với giống cây trồng của tổ chức, cá nhân là hành vi nguy hiểm cho xã hội cấu thành tội phạm thì tổ chức, cá nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng biện pháp hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Xử lí xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự được quy định trong bộ luật Hình sự 1999; luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật hình sự 2009 và Bộ Luật Hình sự 2015.
Khi thực hiện biện pháp này sẽ chấm dứt một cách dứt khoát hành vi xâm phạm, có thể dăn đe các hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý khác tương tự, có cơ chế cưỡng chế thi hành quyết định hiệu quả.
Ngoài các biện pháp nêu trên pháp luật sở hữu trí tuệ còn quy định một số biện pháp xử lý hành vi xâm phạm khác như: Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính…
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, biện pháp kiểm soát hàng hóa liên quan đến Sở hữu trí tuệ tại các cơ quan hải quan được tiến hành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh. Tuy nhiên biện pháp này chỉ áp dụng với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại mà không áp dụng với các vật phẩm không mang tính thương mại và hàng hóa nhập khẩu song song.
Để kịp thời phát hiện và xử lí các hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Điều 216 luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định
Điều 216. Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ
1. Các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xân phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để thực hiện quyền yêu cầu xử lí hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.
Kiểm tra giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật sở hữu trí tuệ.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh