2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Tên thương mại có thể tự động được bảo hộ (nếu đáp ứng được các điều kiện đã quy định) mà không cần làm thủ tục đăng ký. Vậy tên thương mại là gì và điều kiện để tên thương mại được bảo hộ được pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định như thế nào?
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội (Luật sở hữu trí tuệ 2005);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội (Luật Sở hữu trí tuệ 2022);
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Theo Khoản 21 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
21. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.’’
Như vây, chức năng chính của tên thương mại là nhằm phân biệt, cá thể hóa chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác. Sự phân biệt này cần thiết được đặt ra khi trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, trong cùng một khu vực kinh doanh luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh doanh. Khu vực kinh doanh có thể nằm trong phạm vi hoặc vượt ra ngoài lãnh thổ Quốc gia. Việc này hoàn toàn phụ thuộc vào việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh đến đâu như chiến lược mở rộng tiếp thị, quảng cáo, mở các chi nhánh hay các văn phòng đại diện hoặc sáp nhập giữa các chủ thể kinh doanh để trở thành tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh trên toàn thế giới. Xây dựng tên thương mại riêng cho mình gắn với các loại hàng hóa, dịch vụ mà chính cơ sở kinh doanh của mình cũng cấp để khẳng dịnh vị thế trên con đường kinh doanh là một nhu cầu tất yếu của bất kỳ chủ thể kinh doanh nào.
Xuất phát từ chức năng quan trọng nhất của tên thương mại là chức năng phân biệt chủ thể kinh doanh nên Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định điều kiện để tên thương mại được bảo hộ là "có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh."
Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 làm rõ ba tiêu chí xác định khả năng phân biệt của tên thương mại, đó là:
- Thứ nhất, chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng: giống như tên doanh nghiệp, tên thương mại có thể bao gồm hai thành phần
+ Thành phần mô tẩ: xác định hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh, xuất xứ địa lý của doanh nghiệp. Thành phần mô tả trong tên thương mại của các chủ thể kinh doanh có thể trùng nhau vì các doanh nghiệp có thể giống nhau về hình thức pháp lý, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hay cùng khu vực địa lý.
+ Thành phần tên riêng: Chính là yếu tố phân biệt của tên thương mại và là thành phần bắt buộc trong tên thương mại. Ở Việt Nam, do yếu tố lịch sử cũng như các điều kiện kinh tế - xã hội, có những doanh nghiệp được thành lập trước đây và hiện vẫn còn đang tồn tại nhưng tên thương mại không có thành phần tên riêng. Ví dụ như: Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội... Đây là những tên thương mại đã tồn tại trong một thời gian lâu dài, được người tiêu dùng biết đến rộng rãi và đã đạt được khả năng phân biệt qua quá trình sử dụng thực tế. Đây là có thể coi là ngoại lệ trong việc bảo hộ tên thương mại.
- Thứ hai, không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Theo quy định này, khả năng phân biệt của tên thương mại được xác định thông qua ba yếu tố: tên gọi được coi là tên thương mại, khu vực kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh. Các chủ thể cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh không thể sử dụng tên gọi trùng hoặc tương tự vì sẽ gây ra sự nhầm lẫn về chủ thể mang tên gọi, do đó, tên thương mại không đáp ứng được điều kiện về khả năng phân biệt.
- Thứ ba, không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng. Nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý là các đối tượng sở hữu công nghiệp mang đặc tính thương mại. Với chức năng là các chỉ dẫn thương mại, các đối tượng này được sử dụng trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, biển hiệu dịch vụ, phương tiện kinh doanh... nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ. Do có những tính chất tương đồng, nên một dấu hiệu có thể được sử dụng như nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý. Thông thường, tên doanh nghiệp viết tắt hoặc thành phần tên riêng trong tên thương mại thường trùng với nhãn hiệu của chính doanh nghiệp như "HONDA" hay "PEPSI"... Trường hợp một chủ thể sản xuất kinh doanh đăng ký một dấu hiệu vừa là nhãn hiệu, vừa là tên thương mại, đây có thể coi là hiện tượng chồng lấn những không xảy ra xung đột. Tuy nhiên, xung đột sẽ xảy ra nếu tên thương mại của chủ thể này lại trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý của chủ thể khác. Điều 17 Nghị định 103/2006/NĐ-CP ghi nhận một nguyên tắc quan trọng trong việc giải quyết xung đột về sở hữu công nghiệp, theo đó "quyền sở hữu công nghiệp có thể bị hủy bỏ hiệu lực hoặc bị cấm sử dụng nếu xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác được xác lập trước".
Theo Điều 77 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định:
“Điều 77. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại
Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.”
Tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc các chủ thể không liên quan tới hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa tên thương mại. Bởi bản chất của tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân chỉ dùng trong hoạt động kinh doanh, còn tên gọi của tổ chức, cá nhân khác không có chức năng hoạt động kinh doanh thì sẽ không được gọi là tên thương mại.
Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại. (Khoản 2 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ số 2005).
Theo đó, việc xác định hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại tương tự như nhãn hiệu, dựa trên đánh giá ba yếu tố: (i) dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ; (ii) sản phẩm, dịch vụ trùng hay tương tự; và (ii) gây nhẫm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Nội dung này đã được hướng dẫn cụ thể này nghị định 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Luật Hoàng Anh sẽ trình bày trong phần tiếp theo của bài viết.
Theo Điều 13 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ. Quy định về yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại cụ thể như sau:
a. Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ.
b. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại là phạm vi bảo hộ tên thương mại được xác định trên cơ sở các chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp, trong đó xác định cụ thể về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại.
c. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với tên thương mại được bảo hộ và phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ, dựa trên các căn cứ sau đây:
+ Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái; một dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ;
+ Sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật sở hữu trí tuệ.
Luật Hoàng Anh.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh