Theo Điều 14 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 119/2010/NĐ-CP về quy định về yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng như sau:
Yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
- Sử dụng vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ để thực hiện các hành vi sau mà không được phép của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng;
+ Sản xuất hoặc nhân giống;
+ Chế biến nhằm mục đích nhân giống;
+ Chào hàng;
+ Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác;
+ Xuât khẩu;
+ Nhập khẩu;
+ Lưu giữ để thực hiện các hành vi trên.
- Sử dụng vật liệu nhân giống của các giống cây trồng quy định tại Điều 187 của Luật Sở hữu trí tuệ;
Theo Điều 187 Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 được sửa đổi bởi Khoản 23 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định về quyền của chủ văn bằng bảo hộ được mở rộng đối với các giống cây trồng sau đây:
+ Giống cây trồng có nguồn gốc chủ yếu từ giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ có nguồn gốc chủ yếu từ một giống cây trồng đã được bảo hộ khác.
+ Giống cây trồng được coi là có nguồn gốc chủ yếu từ giống được bảo hộ, nếu giống cây trồng đó vẫn giữ lại biểu hiện của các tính trạng thu được từ kiểu gen hoặc sự phối hợp các kiểu gen của giống được bảo hộ, trừ những tính trạng khác biệt là kết quả của sự tác động vào giống được bảo hộ;
+ Giống cây trồng không khác biệt rõ ràng với giống cây trồng đã được bảo hộ;
+ Giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng đã được bảo hộ.
- Sử dụng tên của một giống cây trồng cùng loài hoặc loài gần với loài của giống được bảo hộ mà tên này trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên của giống cây trồng được bảo hộ;
- Quy định việc sử dụng vật liệu nhân giống cây trồng cũng áp dụng đối với vật liệu thu hoạch nếu chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng chưa có điều kiện hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân giống của cùng giống đó.
Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng:
- Bản mô tả giống cây trồng được cơ quan bảo hộ giống cây trồng xác nhận;
- Bằng bảo hộ giống cây trồng.
Theo Điều 188 Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định các hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng cụ thể như sau:
“Điều 188. Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ:
1. Khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ;
2. Sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ;
3. Sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 của Luật này.”
Theo Điều 189 Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định về sử dụng giống cây trồng được bảo hộ phải trả tiền đền bù như sau:
Quyền tạm thời đối với giống cây trồng là quyền của người đăng ký bảo hộ giống cây trồng phát sinh từ ngày đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bố đến ngày cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trong trường hợp giống cây trồng không được cấp Bằng bảo hộ thì người đăng ký bảo hộ không có quyền này.
Trong trường hợp người đăng ký biết giống cây trồng đăng ký bảo hộ đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đăng ký bảo hộ giống cây trồng có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc đã nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng, trong đó ghi rõ ngày nộp đơn và ngày mà đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bố để người đó chấm dứt việc sử dụng giống cây trồng hoặc tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp đã được thông báo mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng giống cây trồng thì khi Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp, chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu người đã sử dụng giống cây trồng phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật sở hữu trí tuệ.
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Tư vấn Sở hữu trí tuệ 09/07/2021
bài viết trình bày về chủ thể của quyền liên quan
Tư vấn Sở hữu trí tuệ 09/07/2021
Bài viết trình bày quy định của pháp luật về những hành vi xâm phạm đến quyền liên quan
Tư vấn Sở hữu trí tuệ 09/07/2021
baì viết trình bày về thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả
Tư vấn Sở hữu trí tuệ 16/07/2021
Bài viết dưới đây trình bày về quy định của pháp luật về quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc
Tìm kiếm nhiều