Hợp đồng chuyển giao công nghệ

Thứ sáu, 26/05/2023, 13:58:55 (GMT+7)

Bài viết trình bày về hợp đồng chuyển giao công nghệ

Có thể nói một trong những sản phẩm của lao động – tinh hoa của trí tuệ con người được tạo ra cho xã hội chính là công nghệ. Đây không chỉ là công cụ quan trọng giúp các quốc gia sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có mà còn là chìa khóa của sự phát triển. Nếu như ở các nước phát triển họ có nhu cầu lớn về công nghệ đồng thời có thế mạnh để phát triển đầu tư nghiên cứu về công nghệ thì đối với các nước đang phát triển như Việt Nam điều này lại đang bị hạn chế, chính vì thế việc chuyển giao công nghệ được coi là một trong những giải pháp cả hai bên cùng có lợi. Một trong những vấn đề mấu chốt mà các doanh nghiệp cần chú ý trong việc thực hiện chuyển giao công nghệ chính là hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Căn cứ pháp lý

- Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Chuyển giao công nghệ là gì?

Khoản 7 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 đưa ra khái niệm về chuyển giao công nghệ như sau: "Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ."

Chuyển giao công nghệ là một quá trình phức tạp, bao hàm cả sự dịch chuyển công nghệ về mặt pháp lý (quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng chuyển giao công nghệ có liên quan), và cả sự chuyển dịch công nghệ về cả mặt thực tiễn - nghĩa là, bằng các hình thức chuyển giao khác nhau, bên nhận phải có được các tri thức công nghệ trong tư duy của mình, đồng thời có khả năng khai thác chúng một cách độc lập. 

Khái niệm hợp đồng chuyển giao công nghệ

Hợp đồng chuyển giao công nghệ, về bản chất là một dạng của hợp đồng dân sự. Hợp đồng chuyển giao công nghệ là thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng, theo đó, bên giao có nghĩa vụ chuyển giao công nghệ cho bên nhận bà bên nhận có nghĩa vụ trả cho bên giao một khoản tiền, hoặc thanh toán cho bên giao một khoản lợi ích vật chất nào khác, tương ứng với công nghệ được chuyển giao.

Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ

Hợp đồng chuyển giao công nghệ là một loại hợp đồng tương đối phức tạp về nội dung. Theo Điều 23 Luật chuyển giao công nghệ năm 2017 quy định nội dung hợp đồng chuyển giao công nghê bao gồm:

+ Tên công nghệ được chuyển giao;

+ Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm;

+ Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ;

+ Phương thức chuyển giao công nghệ;

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên;

+ Giá, phương thức thanh toán;

+ Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

+ Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có);

+ Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ;

+ Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao;

+ Phạt vi phạm hợp đồng;

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

+ Cơ quan giải quyết tranh chấp;

+ Nội dung khác do các bên thỏa thuận.

Thời hạn thực hiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ

Thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết, trừ trường hợp:

+ Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.

Hợp đồng chuyển giao công nghệ (đăng ký Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam; Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài; Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và trường hợp Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ không thuộc 3 trường hợp phải đăng ký trên) có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật sở hữu trí tuệ.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư