Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với Cục sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu công nghiệp, về việc cấp bằng hoặc không cấp bằng bảo hộ đối với đơn đó. Vậy ở thời điểm nào thì người thứ ba có quyền đưa ra ý kiến và Cục sẽ xử lý ý kiến đó như thế nào?
Theo Điều 112 Luật sở hữu trí tuệ số số 50/2005/QH11, ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009:
“Điều 112. Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ
Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.”
Như vây, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền ý kiến với cơ quan quản lý Nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó.
Theo Khoản 6.2 Điều 6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ khoa học và công nghệ được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp sẽ có hai trường hợp như sau:
+ Trong trường hợp xét thấy ý kiến của người thứ ba là có cơ sở, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về ý kiến đó cho người nộp đơn và ấn định thời hạn tối đa là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn trả lời bằng văn bản. Sau khi nhận được ý kiến phản hồi của người nộp đơn, nếu xét thấy cần thiết, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về ý kiến phản hồi cho người thứ ba và ấn định thời hạn tối đa là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người thứ ba trả lời bằng văn bản về ý kiến phản hồi đó. Sau thời hạn nói trên, Cục Sở hữu trí tuệ xử lý ý kiến của người nộp đơn và người thứ ba trên cơ sở chứng cứ, lập luận do các bên cung cấp và tài liệu có trong đơn. Người thứ ba cũng được thông báo về kết quả thẩm định đơn tương ứng.
Trong trường hợp xét thấy ý kiến của người thứ ba là không có cơ sở, Cục Sở hữu trí tuệ không phải thông báo về ý kiến đó cho người nộp đơn, nhưng phải thông báo cho người thứ ba về việc từ chối xem xét ý kiến, có nêu rõ lý do.
+ Trong trường hợp ý kiến của người thứ ba liên quan đến quyền đăng ký, nếu xét thấy không thể xác định ý kiến đó là có cơ sở hay không, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo để người thứ ba nộp đơn khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo mà người thứ ba không gửi cho Cục Sở hữu trí tuệ bản sao thông báo thụ lý vụ án của Tòa án thì Cục Sở hữu trí tuệ coi như người thứ ba rút bỏ ý kiến và tiếp tục xử lý đơn như không có ý kiến của người thứ ba. Trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ nhận được bản sao thông báo thụ lý vụ án của Tòa án của người thứ ba trong thời hạn nêu trên, Cục Sở hữu trí tuệ tạm dừng việc xử lý đơn để chờ kết quả giải quyết tranh chấp của Tòa án. Sau khi nhận được kết quả giải quyết của Tòa án, việc xử lý đơn sẽ được tiến hành phù hợp với kết quả đó.
Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người thứ ba và người nộp đơn để làm rõ hơn vấn đề có ý kiến phản đối nếu xét thấy cần thiết hoặc có yêu cầu của cả hai bên.
Thời hạn dành cho người nộp đơn trả lời ý kiến phản đối của người thứ ba không tính vào thời hạn dành cho Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật sở hữu trí tuệ.
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Tư vấn Sở hữu trí tuệ 27/04/2021
Quyền tác giả là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ, do vậy, nó có đầy đủ các đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ. Quyền tác giả còn có những đặc điểm riêng biệt của nó, vậy những đặc điểm riêng biệt đó là gì, mời bạn đọc cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu rõ
Tư vấn Sở hữu trí tuệ 04/05/2021
quyền tác giả đối với tác phẩm là gì, đặc điểm của quyền tác giả đối với rác phẩm âm nhạc
Tư vấn Sở hữu trí tuệ 23/07/2021
Bài viết trình bày về tranh chấp nhãn hiệu
Tư vấn Sở hữu trí tuệ 23/07/2021
Bài viết quy định về hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu phải chịu thuế TNDN
Tư vấn Sở hữu trí tuệ 23/07/2021
Bài viết trình bày vềtTác phẩm cải biên, tác phẩm chuyển thể
Tư vấn Sở hữu trí tuệ 23/07/2021
Bài viết trình bày về khái niệm người chấp bút và quy định liên quan
Tìm kiếm nhiều