2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo thông tư 211/2016/TT-BTC mức đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng cần phải biết về mức phí khi đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan. Sau đây là mức phí đăng ký đối với từng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (Luật Sở hữu trí tuệ 2005);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/6/2009 (Luật Sở hữu trí tuệ 2009);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16/6/2022 (Luật Sở hữu trí tuệ 2022);
- Nghị định số 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Thông tư số 211/2016/ TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả.
Quyền tác giả là một khái niệm tương đối phức tạp. Dưới góc độ tự nhiên, quyền là những đòi hỏi tất yếu, đương nhiên hay quyền tự thân của chủ thể. Theo từ điển tiếng Việt, “quyền” là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, còn “tác giả” là người sáng tạo ra một tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học nào đó.
Ở Việt Nam, tại Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định về khái niệm quyền tác giả như sau: "Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu."
Theo đó, quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa không bị vi phạm bản quyền, như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm. Hiểu một cách đơn giản, quyền tác giả cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền khai thác tác phẩm; chống lại việc sao chép, trình diễn bất hợp pháp.
Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, theo đó: "Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân trong quá trình truyền tải tác phẩm đến công chúng thông qua các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa."
Như vậy Quyền liên quan được hiểu bao gồm ba loại quyền: quyền của người biểu diễn đối với chương trình biểu diễn của họ; quyền của nhà sản xuất bản ghi âm đối với bản ghi âm của họ (theo pháp luật Việt Nam thì cả bản ghi hình); quyền của tổ chức phát sóng đối với các chương trình phát sóng của họ. Người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng được hưởng quyền vì họ là những người có công giúp cho tác phẩm của tác giả được truyền bá tới công chúng, hay nói cách khác tuy không là tác giả của tác phẩm nhưng họ chính là cầu nối giữa tác giả và công chủng, nhờ có họ mà công chúng được tiếp cận với tác phẩm, vì thế mà họ cũng có các quyền nhất định.
- Tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo ra bằng lao động trí tuệ của mình mà không được sao chép từ tác phẩm của người khác
- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
- Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy địnhvnếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Khoản 2 Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định:
“2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Theo đó, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể là cá nhân, pháp nhân trong nước hoặc cá nhân, pháp nhân nước ngoài đều có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả.
Theo thông tư 211/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả quy định:
“Điều 2. Người nộp phí
Tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đến tác giả phải nộp phí theo quy định tại Thông tư này.”
Theo Điều 12 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định:
“Điều 12. Phí, lệ phí về sở hữu trí tuệ
Tổ chức, cá nhân phải nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Như vậy, người nộp phí ở đây là các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan để tiến hành thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả (theo mẫu):
Chi tiết: Tờ khai đăng ký quyền tác giả mới nhất
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền; (1)
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa; (2)
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả; (3)
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung. (4)
Các tài liệu quy định tại (1), (2), (3), (4) phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Theo đó, Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Cụ thể: Cục bản quyền tác giả - Bộ văn hóa thể thao và du lịch.
Địa chỉ: Số 33 ngõ 294, 2 P. Kim Mã, Kim Mã, Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Theo Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định:
Chi phí nhà nước cho việc Đăng ký bản quyền tác giả là 100.000 VND (Một trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí;
+ Tác phẩm âm nhạc;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh.
Chi phí nhà nước cho việc Đăng ký bản quyền tác giả là 300.000 VND (Ba trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
Chi phí nhà nước cho việc Đăng ký bản quyền tác giả là 400.000 VND (Bốn trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:
+ Tác phẩm tạo hình;
+ Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Chi phí nhà nước cho việc Đăng ký bản quyền tác giả là 500.000 VND (Năm trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:
+ Tác phẩm điện ảnh;
+ Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.
Chi phí nhà nước cho việc Đăng ký bản quyền tác giả là 600.000 VND (Sáu trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau: Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính
Chi phí nhà nước cho việc Đăng ký bản quyền cuộc biểu diễn được định hình trên:
+ Bản ghi âm là 200.000 VNĐ (Hai trăm nghìn đồng);
+ Bản ghi hình là 300.000 VNĐ (Ba trăm nghìn đồng);
+ Chương trình phát sóng là 500.000 VNĐ (Năm trăm nghìn đồng).
Chi phí nhà nước cho việc Đăng ký bản quyền cho bản ghi âm là 200.000 VNĐ (Hai trăm nghìn đồng).
Chi phí nhà nước cho việc Đăng ký bản quyền cho bản ghi hình là 300.000 VNĐ (Ba trăm nghìn đồng).
Chi phí nhà nước cho việc Đăng ký bản quyền cho chương trình phát sóng là 500.000 VNĐ (Năm trăm nghìn đồng).
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật sở hữu trí tuệ.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh