MỤC LỤC
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16/6/2022 (Luật Sở hữu trí tuệ 2022)
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN.
Căn cứ theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 Luật Sở hứu trí tuệ 2022 đưa ra khái niệm chỉ dẫn địa lý như sau: Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể.
Theo đó, Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã bổ sung thêm cụm từ "nguồn gốc địa lý của sản phẩm" vào khái niệm chỉ dẫn địa lý. ”. Xuất phát từ đặc trưng của chỉ dẫn địa lý là chỉ dẫn nguồn gốc của sản phẩm nên dấu hiệu được công nhận là chỉ dẫn địa lý là bất cứ dấu hiệu nào để chỉ dẫn nguồn gốc của sản phẩm.
Theo quy định tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý. Có nguồn gốc từ khu vực địa lý được hiểu là sản phẩm từ nguồn nhiêu liệu có sẵn hoặc nguyên nhiên vật liệu thô, chế biến sản xuất cho đến đóng gói... từ vùng có chỉ dẫn địa lý hoặc từ các vùng khác cung cấp nhiên liên để tạo thành các sản vật mang đặc trưng vùng miền. Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý chính là bảo đảm chất lượng uy tín của sản phẩm.
Thứ hai, Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Danh tiếng của sản phẩm được biến đến thông qua độ phủ sóng và chất lượng phải đạt chuẩn nhất định. Cụ thể:
+ Danh tiếng của sản phẩm có thể gắn với các yếu tố lịch sử. Để chứng minh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có một danh tiếng nhất định, người nộp đơn đăng ký bảo hộ có thể đưa ra những dẫn chứng về nguồn gốc của sản phẩm trong lịch sử, sản phẩm tiến vua, sản phẩm gắn với lễ hội truyền thống, bằng chứng về sự xuất hiện phổ biến của sản phẩm từ giai đoạn nào của lịch sử, trong quá tình phát triển của nghề làm sản phẩm đó từ trước đến nay...
+ Danh tiếng xuất phát từ đặc tính khác biệt của sản phẩm có nghĩa là khả năng phân biệt của bản thân sản phẩm này với sản phẩm khác. Những sản phẩm có danh tiếng thường là những sản phẩm có chất lượng, đặc tính riêng biệt so với các sản phẩm cùng loại bởi qua thời gian lâu dài, sản phẩm đã được người tiêu dùng nhận biết và thừa nhận có sự khác biệt so với sản phẩm khác.
+ Danh tiếng của sản phẩm được xác định thông qua sự hiểu biết đến sản phẩm một cách rộng rãi trong tiêu dùng liên quan, có khả năng kiểm chứng được. Hiểu biết của người tiêu dùng trong việc phân biệt sản phẩm gắn với chỉ dẫn địa lý là khả năng của người tiêu dùng trong việc phân biệt sản phẩm gắn với chỉ dẫn địa lý với các sản phẩm cùng loại khác.
+ Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có thể hiểu là tổng thể các thuộc tính bao gồm: các chỉ tiêu, các thông số kỹ thuật, các đưng trưng về cảm quan, bảo quản...cùng với chỉ dẫn quy trình sản xuất để xác định phẩm chất riêng biệt của sản phẩm.
Bên cạnh đó, Chỉ dẫn địa lý đồng âm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được bảo hộ nếu chỉ dẫn địa lý đó được sử dụng trên thực tế theo cách thức không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và bảo đảm nguyên tắc đối xử công bằng giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Để đăng ký chỉ dẫn địa lý được Cục sở hữu trí tuệ tiếp nhận thì tổ chức, cá nhân phải nộp các tài liệu sau đây:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
- Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định;
- Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.