2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sẽ mang lại giá trị thương mại cao cho sản phẩm đó. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý phải đáp ứng được những yêu cầu chung, ngoài ra còn phải đáp ứng yêu cầu về hình thức của đơn đăng ký. Cụ thể, luật Hoàng Anh sẽ trình bày trong bài viết dưới đây:
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội (Luật Sở hữu trí tuệ 2005);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội (Luật Sở hữu trí tuệ 2022);
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sớ hữu công nghiệp
Từ xa xưa việc sử dụng những dấu hiệu chỉ dẫn về xuất xứ địa lí của hàng hóa đã trở nên phổ biến trên thế giới. Những dấu hiệu này có chức năng xác định nguồn gốc địa lí của những sản phẩm có chất lượng đặc biệt so với sản phẩm cùng loại đến từ địa phương khác do được sản xuất, chế biến ở những khu vực, địa phương có những điều kiện địa lí độc đáo, ưu việt.
Căn cứ theo quy định tại khoản 22 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại điểm d khoản 1 Điều 1 của Luật Sở hữu trí tuệ 2022, đã đưa ra sửa đổi, bổ sung khái niệm chỉ dẫn địa lý như sau: "Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể."
Như vậy, có thể hiểu, chỉ dẫn địa lý được hiểu là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Ví dụ: Gốm sứ Bát Tràng, nước mắm Phú Quốc, bưởi Phúc Trạch...Theo đó, chỉ dẫn địa lý là công cụ cho phép bảo tồn, cũng như chống lại sự gian lận thương mại. Thực hiện thông qua việc thúc đẩy tiềm năng các nguồn lực địa phương, tăng sự cạnh tranh trên thị trường.
So với quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã bổ sung thêm cụm từ "nguồn gốc địa lý cuả sản phẩm" vào khái niệm chỉ dẫn địa lý. Có thể thấy sự bổ sung này giúp làm rõ hơn khái niệm chỉ dẫn địa lý, xuất phát từ đặc trưng của chỉ dẫn địa lý chính là chỉ dẫn nguồn gốc của sản phẩm.
Trên thực tế, chỉ dẫn địa lý là công cụ quan trọng để quảng báo, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh cảu sản phẩm nhờ chất lượng cũng như uy tin của sản phẩm gắn với chỉ dẫn địa lý. Với vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất, kinh doanh thì vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý là một nội dung quan trọng được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tiếp sau đây, Luật Hoàng Anh sẽ đi sâu làm rõ nội dung này.
- Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều kiện địa lý quyết định, được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
- Điều kiện địa lý mang lại danh tiếng, tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý gồm: Yếu tố tự nhiên (khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác); Yếu tố con người (kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương…).
- Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
- Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 24 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
- Điều kiện 1: Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
Yếu tố quan trọng nhất là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải liên quan đến một khu vực địa lý đặc biệt mà nếu sản phẩm được sản xuất tại khu vực địa lý khác thì sẽ không bảo đảm được chất lượng, uy tín như vậy. Sản phảm được coi là có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý khi toàn bộ hoặc một số công đoạn chính trong quy trình sản xuất có ảnh hưởng quyết định và quan trọng tạo nên và duy trì tính chất, chất lượng, danh tiếng của sản phẩm được thực hiện tại khu vực địa lý mà nó chỉ dẫn. Người nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý trong bản mô tả cần chú ý việc mô tả và chứng minh nội dung này.
Điều kiện này cũng đỏi hỏi phải tồn tại khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý, có nghĩa khu vực địa lý nơi sản phẩm có nguồn gốc chính là khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý. Cần chú ý đến việc xác định ranh giới kkhu vực địa lý, ranh giới khu vực địa lý được xác định dựa trên các tiêu chí sau: (i) khu vực hội tụ các điều kiện địa lý đặc thù (tự nhiên, con người) để tạo nên chất lượng khác biệt cho sản phẩm được sản xuất ở đây; (ii) là khu vực nơi mà nhà sản uất có phương pháp sản xuất đặc thù và sản xuất thực tế sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, được cơ quan quản lí khu vực đó xác nhận.
- Điều kiện 2: Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Thứ nhất, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu. Khoản 2 Điều 81 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: "Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp". Chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm căn cứ vào các chỉ tiêu vật lý như: khối lượng, tính ổn định...; các chỉ tiêu hóa học: các chất, tỉ lệ, thành phần các chất; các chỉ tiêu sinh học: giống, loài,... Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
Thứ hai, có mỗi liên hệ giữa danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính của sản phẩm với các điều kiện địa lý của nơi xuất xứ. Điều kiện này đòi hỏi người nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý phải chứng minh các yếu tố đặc thù của khu vực địa lý đã ảnh hưởng, tác động thế nào đến chất lượng, đặc tính hoặc danh tiếng của sản phẩm.
So với quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005, để đảm bảo tính thống nhất thì Luật Sở hữu trí tuệ 2022 ngoài việc bổ sung quy định về khái niệm chỉ dẫn địa lý đồng âm thì cũng bổ sung thêm quy định về điều kiện bảo hộ với chỉ dẫn địa lý đồng ầm. Theo đó, Chỉ dẫn địa lý đồng âm đáp ứng được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện như đối với chỉ dẫn địa lý thông thường như đã trình bày và đáp ứng thêm điều kiện sau:
(i) được sử dụng trên thực tế theo cách thức không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
(ii) bảo đảm nguyên tắc đối xử công bằng giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Điều 80 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bởi Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều 2 Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2019 quy định:
“Điều 80. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam;
2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa;”.
- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam.
Khi chỉ dẫn địa lí trở thành tên gọi chung theo nhận thức của người tiêu dùng liên quan, nó đã mất đi chức năng phân biệt nguồn gốc của hàng hoả, vì vậy sẽ không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lí.
- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng. Quy định này hoàn toàn phù hợp với khoản 9 Điều 24 Hiệp định TRIPs "Thoả ước này không quy định nghĩa vụ bảo hộ những chỉ dẫn địa lí không được bảo hộ hoặc đã bị đình chỉ bảo hộ hoặc không còn được sử dụng ở nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lí đó". Đối với các chỉ dẫn địa lý của nước ngoài, điều kiện tiên quyết để được bảo hộ ở Việt Nam là chỉ dẫn phải đang được bảo hộ ở chính quốc gia xuất xứ của chỉ dẫn.
- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng kí nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thị có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hoá. Giải quyết xung đột trong việc đăng kí chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu là vấn đề khá phức tạp, tuỳ thuộc vào cách tiếp cận của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, chỉ dẫn địa lý sẽ không được bảo hộ nếu trùng với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam cho sản phẩm trắng hoặc tương tự.
a. Theo Khoản 1 Điều 106 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm:
+ Tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý;
+ Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
+ Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó (sau đây gọi là bản mô tả tính chất đặc thù);
+ Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
+ Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó, nếu là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài.
b. Bản mô tả tính chất đặc thù phải có các nội dung chủ yếu sau đây ((theo Khoản 2 Điều 106 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005)
+ Mô tả loại sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô và các đặc tính lý học, hoá học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm;
+ Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
+ Chứng cứ về loại sản phẩm có xuất xứ từ khu vực địa lý theo nghĩa tương ứng quy định tại Điều 79 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005;
+ Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có tính ổn định;
+ Thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng của sản phẩm với điều kiện địa lý theo quy định tại Điều 79 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005;
+ Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm.
Để bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình xử lý, Điểm b Khoản 7.2 Điều 7 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sớ hữu công nghiệp quy định đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý còn phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức sau đây:
+ Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trong đơn;
+ Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu có thể được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định của Thông tư này;
+ Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), riêng đối với tài liệu là bản đồ khu vực địa lý có thể được trình bày trên mặt giấy khổ A3 (420mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;
+ Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
+ Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
+ Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
+ Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;
+ Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật sở hữu trí tuệ.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh