Hiện nay, nhu cầu đăng ký bảo hộ nhã hiệu cho hàng hóa ngày càng tăng cao cùng với nó là yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Vậy điều kiện để hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì? Thủ tục yêu cầu được quy định như thế nào?
Theo Khoản 1 Điều 96 Luật sở hữu trí tuệ số 20/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị hủy bỏ bao gồm:
+ Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu;
+ Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.
Điều kiện để yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp lệ phí yêu cầu và phí thẩm định yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, phí đăng bạ và phí công bố quyết định chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Thủ tục hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai đề nghị hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
+ Chứng cứ (nếu có);
+ Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
+ Bản giải trình lý do yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Bước 2: Cục SHTT tiếp nhận hồ sơ & xử lý yêu cầu hủy
Trường hợp chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tự yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ:
Kiểm tra về mặt hình thức và đưa ra kết luận về tính hợp lệ của đơn;
Kiểm tra hiệu lực của văn bằng bảo hộ yêu cầu huỷ bỏ;
Ra quyết định huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo yêu cầu của người nộp đơn.
Trường hợp yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do người thứ ba thực hiện:
Kiểm tra bằng chứng, lý do yêu cầu huỷ bỏ;
Cục Sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản cho chủ văn bằng bảo hộ về ý kiến của người thứ ba để chủ văn bằng có ý kiến. Cục Sở hữu trí tuệ có thể tổ chức việc trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người thứ ba và chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định huỷ bỏ một phần/toàn bộ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Bước 3: Đăng công bố quyết định hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Quyết định huỷ bỏ hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định;
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật sở hữu trí tuệ.
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Tư vấn Sở hữu trí tuệ 23/07/2021
Bài viết trihf bày về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự
Tư vấn Sở hữu trí tuệ 23/07/2021
Bài viết trình bày về các tường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao
Tư vấn Sở hữu trí tuệ 23/07/2021
Bài viết trình bày về các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
Tư vấn Sở hữu trí tuệ 23/07/2021
Bài viết trình bày về việc sử dụng tin tức thời sự và thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Tư vấn Sở hữu trí tuệ 23/07/2021
bài viết trình bày về thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm kiến trúc
Tư vấn Sở hữu trí tuệ 23/07/2021
bài viết trình bày về biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu liên quan đến sở hưu trí tuệ
Tư vấn Sở hữu trí tuệ 24/07/2021
Bài viết phân loại tác giả theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ
Tư vấn Sở hữu trí tuệ 24/07/2021
bài viết trình bày về mã số vạch và xử lý vi phạm quy định về mã số vạch
Tìm kiếm nhiều