2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam theo Khoản 1, Điều 2 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019.
Nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam theo Khoản 2, Điều 2 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019.
Giấy tờ xuất nhập cảnh gồm hộ chiếu và giấy thông hành.
Theo định nghĩa của cơ quan nhà nước thì Hộ chiếu là một loại giấy phép được phép xuất cảnh khỏi đất nước và được phép nhập cảnh trở lại từ nước ngoài. Còn hiểu theo cách đơn giản nhất thì nó được coi là một chứng minh thư quốc tế để đương sự được ra nước ngoài và nhập cảnh về Việt Nam.
Giấy thông hành là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam để qua lại biên giới theo điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước có chung đường biên giới theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019.
Vậy, pháp luật quy định trách nhiệm quản lý, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019, trách nhiệm của người được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh quy định như sau:
+ Người được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh phải giữ gìn, bảo quản giấy tờ xuất nhập cảnh; báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi bị mất giấy tờ xuất nhập cảnh; làm thủ tục cấp mới khi giấy tờ xuất nhập cảnh bị hư hỏng, thay đổi thông tin về nhân thân, đặc điểm nhận dạng, xác định lại giới tính.
+ Chỉ được sử dụng một loại giấy tờ xuất nhập cảnh còn giá trị sử dụng cho mỗi lần xuất cảnh, nhập cảnh.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, phải nộp lại hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cho cơ quan, người quản lý hộ chiếu, trừ trường hợp có lý do chính đáng do người đứng đầu cơ quan quyết định.
+ Khi thay đổi cơ quan làm việc, phải báo cáo cơ quan, người quản lý hộ chiếu nơi chuyển đi và chuyển đến để thực hiện việc quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo quy định.
a. Trách nhiệm quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 24 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019, trách nhiệm của cơ quan quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ quy định như sau:
Các Cơ quan, người có thẩm quyền sau:
+ Bộ Chính trị; Ban Bí thư; Ban, Ủy ban, cơ quan thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; cơ quan khác do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng thành lập; Văn phòng Trung ương Đảng; Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương.
+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Tổng Kiểm toán nhà nước.
+ Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập.
+ Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
+ Đối với nhân sự thuộc diện quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì thực hiện theo các quy định liên quan.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị trực thuộc trong việc cử hoặc cho phép cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài và thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu
Hoặc cơ quan, người được ủy quyền quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của mình;
b) Quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của Vợ hoặc chồng của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng đi theo hành trình công tác; Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi của người có thẩm quyền cho phép, quyết định cử người thuộc diện cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cùng đi theo hoặc thăm người này trong nhiệm kỳ công tác; Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi của hân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác, thuộc phạm vi quản lý của mình cùng đi theo hành trình công tác hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
b. Trình tự, thủ tục quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 24 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019, Trình tự, thủ tục quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ quy định như sau:
+ Lập sổ theo dõi việc giao, nhận hộ chiếu và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hộ chiếu khi được lưu giữ tại cơ quan quản lý hộ chiếu;
+ Bàn giao hộ chiếu cho người được cấp khi có quyết định cử đi công tác nước ngoài. Việc bàn giao hộ chiếu phải có ký nhận;
+ Chuyển hộ chiếu cho cơ quan, người quản lý hộ chiếu mới khi người được cấp hộ chiếu được điều chuyển công tác;
+ Báo cáo bằng văn bản cho cơ quan, người có thẩm quyền về việc người được cấp hộ chiếu cố tình không giao hộ chiếu cho cơ quan, người quản lý hộ chiếu, sử dụng hộ chiếu không đúng quy định;
+ Thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan cấp hộ chiếu thuộc Bộ Ngoại giao và Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an về việc hộ chiếu do cơ quan mình quản lý bị mất, bị hỏng;
+ Chuyển cho cơ quan cấp hộ chiếu thuộc Bộ Ngoại giao để hủy giá trị sử dụng hộ chiếu của người không còn thuộc đối tượng được sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ;
+ Báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý vi phạm đối với việc sử dụng và quản lý hộ chiếu không đúng mục đích.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về trách nhiệm quản lý, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh