Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội là gì? (Phần 1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:07 (GMT+7)

Năm nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội (Phần 1)

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Theo Điều 7 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 của Chính phủ, cơ sở trợ giúp xã hội gồm 17 nhiệm vụ khác nhau, mỗi nhiệm vụ thể hiện tính chất, nhóm đối tượng mà cơ sở trợ giúp xã hội phục vụ.

Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp

Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 của Chính phủ, các dịch vụ khẩn cấp bao gồm:

1.1. Tiếp nhận đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp

Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:

a. Nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động

Bạo lực gia đình là dạng bạo lực thể chất, tinh thần từ thành viên trong gia đình đối với thành viên khác trong gia đình, gây tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của thành viên đó.

Xâm hại tình dục là việc dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ đối tượng khác tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục như hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô,…

Buôn bán người là hành vi dùng tiền hoặc các tài sản khác để trao đổi người, chuyển giao người đi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể.

Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.

Nạn nhân của các hoạt động, hành vi này cần được giải cứu, hỗ trợ khẩn cấp nhằm tránh các nguy cơ gây hại, tiếp tục gây hại đối với nạn nhân. Vì vậy, dù cơ sở trợ giúp xã hội thuộc loại hình nào cũng phải tiếp nhận các đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp. Ví dụ: Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em vẫn có thể tiếp nhận trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình.

b. Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú

Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú là các trường hợp người hiện không có nơi cư trú ổn định, không có điều kiện về kinh tế. Nếu không tiếp nhận các đối tượng này, các đối tượng có thể là nạn nhân của các tội phạm do là nhóm người yếu thế, hoặc bản thân trở thành các chủ thể vi phạm pháp luật để mưu sinh.

c. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Các đối tượng khác cần được bảo vệ khẩn cấp như người chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh,… được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Các cơ sở trợ giúp xã hội phải thực hiện đúng theo quyết định này.

1.2. Đánh giá các nhu cầu của đối tượng, sàng lọc và phân loại đối tượng. Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng tới các cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an, tư pháp hoặc các cơ quan, tổ chức phù hợp khác

Sau khi đã tiếp nhận các đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp, các cơ sở trợ giúp xã hội phải đánh giá về nhóm đối tượng mà cơ sở đã tiếp nhận, do không phải cơ sở nào cũng có chức năng chăm sóc, nuôi dưỡng cho tất cả các nhóm đối tượng (ví dụ: Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi chỉ có chức năng chăm sóc cho nhóm người cao tuổi). Từ đó, các cơ sở trợ giúp xã hội chuyển các đối tượng đã tiếp nhận đến cơ sở trợ giúp xã hội phù hợp.

Trong trường hợp các đối tượng có dấu hiệu chịu ảnh hưởng nặng nề về thể chất, tinh thần, cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm chuyển đối tượng đến bệnh viên (cơ sở y tế khác) để điều trị hoặc các cơ quan có thẩm quyến nếu tình trạng của đối tượng cho thấy có hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu tội phạm của các cá nhân, tổ chức khác.

1.3. Bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng như: Nơi cư trú tạm thời, thức ăn, quần áo và đi lại

Trong thời gian chờ chuyển các đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp cho các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền, hoặc trực tiếp vào cơ sở trợ giúp xã hội (tức sau khi tiếp nhận đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp) thì cơ sở trợ giúp xã hội phải đảm bảo an toàn cho các đối tượng (không để đối tượng tiếp xúc với các nguy cơ gây hại), đồng thời cũng phải đảm bảo các điều kiện cơ bản: nơi ở, thức ăn, quần áo, đi lại tự do trong cơ sở trợ giúp xã hội.

Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng

Đối với các đối tượng bị tổn thương, bị bệnh tật, đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp, các tổn thương về tinh thần, thể chất thường tương đối nặng hoặc có thể gây ra các hệ lụy trong quá trình sống của các đối tượng. Để đảm bảo các đối tượng này được an toàn, phục hồi tinh thần, sức khỏe, cơ sở trợ giúp xã hội phải cung cấp dịch vụ tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất (đối với các đối tượng đã được điều trị ổn định về sức khỏe) cho các đối tượng này.

Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc

Các đối tượng thụ hưởng chính sách trợ giúp xã hội là các đối tượng được quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/03/2021 của Chính phủ. Đây chủ yếu là các đối tượng không, hoặc có khả năng lao động yếu, không thể tự mình chăm sóc cho bản thân, cũng không có các chủ thể đủ điều kiện để chăm sóc các đối tượng này (trong gia đình) nên cần sự trợ giúp xã hội.

Cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm tư vấn, trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội đang được chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội, hoặc các đối tượng ngoài cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có nhu cầu được tư vấn. Đồng thời, cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm thực hiện phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc phù hợp đối với các đối tượng mà cơ sở đã tiếp nhận.

Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng; giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch

Các hoạt động can thiệp và trợ giúp các đối tượng có nguy cơ nguy hại, thuộc nhóm các đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp do nhiều cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên, cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng lên kế hoạch can thiệp, rà soát và trợ giúp các đối tượng yếu thế trên địa bàn hoạt động và giám sát các hoạt động này của các chủ thể khác.

Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn, không tự lo được cuộc sống và không có điều kiện sinh sống tại gia đình, cộng đồng

Các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn như các đối tượng:

- Đối tượng là trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo, thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng

- Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi

- Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật

Các đối tượng này được tiếp nhận, quản lý theo trình tự, thủ tục nhất định, đồng thời cũng phải được xác định đúng đối tượng trước khi được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội.

Xem thêm:

Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội là gì? (Phần 2)

Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội là gì? (Phần 3)

Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội là gì? (Phần 4)

Tổng hợp bài viết về Luật người cao tuổi

Luật Hoàng Anh

Luật Sư Phạm Thị Thu Hà

Chuyên viên pháp lý Trịnh Thị Chình

Luật Sư Nguyễn Thị Ngàn

Luật Sư Vũ Khánh Hiếu

Luật Sư Nguyễn Thùy Dung

Thạc sĩ kinh tế Nguyễn Mai Hương

Luật Sư Lê Tiến Thành

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diệu Quỳnh

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Thu Hiền

Luật Sư Đào Hồng Sơn

Luật sư NGUYỄN ĐÌNH HIỆP - Những con số biết nói

Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Luật sư Nguyễn Đình Hiệp có sự am hiểu sâu sắc hệ thống pháp luật Việt Nam và triển khai thành công rất nhiều các vụ việc như:

2

Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại

2

Tư vấn cấp Giấy phép viễn thông cho doanh nghiệp Việt Nam

8

Tư vấn pháp lý thường xuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tiêu biểu như Công ty CP Tập đoàn Bình Minh, Công ty CP DV Viễn thông Hải Phòng

10

Tư vấn, xử lý thu hồi công nợ và khởi kiện/khởi tố các đối tượng có nợ khó đòi

10

Tư vấn pháp lý đầu tư, giấy phép, chuyển nhượng các dự án khoáng sản. Tiêu biểu như Dự án khai thác Khoáng sản của Công ty khoáng sản An Vượng tại huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình (50ha).

15

Tư vấn pháp lý dự án đầu tư mở rộng sản xuất. Tiêu biểu như Dự án sản xuất 50 triệu sản phẩm điện tử thanh toán Công ty TNHH ST Vina (Hàn Quốc); Dự án mở rộng quy mô sản xuất của Công ty TNHH RFTech Việt Nam lên 20 triệu đô la Mỹ;

20

Tư vấn hợp đồng chuyển giao công nghệ và thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (hầu hết là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

20

Tư vấn pháp lý dự án đầu tư bất động sản. Tiêu biểu như Dự án khu nghỉ dưỡng tại Vịnh Lan Hạ, thành phố Hải Phòng (30ha); Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Avana Mai Chau Hideway, tỉnh Hòa Bình (32ha)

30

Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực. Tiêu biểu như Dự án nhà máy sản xuất của Công ty Mass Well Limited, Công ty Modern Shine Limited tại Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình

300

Tư vấn hồ sơ công bố sản phẩm, hồ sơ phòng cháy chữa cháy, hồ sơ an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký mã số mã vạch, đăng ký/thông báo website…

500

Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế

700

Tư vấn, thực hiện các thủ tục, giấy phép con như: Giấy phép lao động cho người nước ngoài, cấp phép tạm trú cho người nước ngoài, Giấy phép trung tâm ngoại ngữ, Giấy phép ngành dược, Giấy phép quảng cáo…

2000

Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp mới, chi nhánh, văn phòng đại diện trên cả nước; các thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên cả nước

3000

Tư vấn các vụ việc ly hôn, chia tài sản, quyền nuôi con; chia thừa kế; tranh chấp đất đai; tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư vấn miễn phí ngay Chat với luật sư