Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội là gì? (Phần 4)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:07 (GMT+7)

Bốn nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội (Phần 4)

Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội là gì (Phần 1); Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội là gì (Phần 2); Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội là gì (Phần 3) đã giới thiệu về 13 nhiệm vụ chính của cơ sở trợ giúp xã hội. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 04 nhiệm vụ cuối cùng của cơ sở trợ giúp xã hội.

Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống

Các đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội là có thể thoát khỏi tình trạng cần được bảo trợ xã hội khi không còn đáp ứng các điều kiện về đối tượng bảo trợ xã hội (các đối tượng có thể tự chăm sóc cho bản thân, tự lao động để mưu sinh, hoặc có người chăm sóc, bảo vệ). Các đối tượng này được tự nguyện rời khỏi cơ sở trợ giúp xã hội, hoặc đủ “phải” rời khỏi cơ sở trợ giúp xã hội (do không còn là đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội). Cơ sở trợ giúp xã hội phối hợp với các cơ quan, tổ chức tại địa phương giúp các đối tượng này tái hòa nhập cộng đồng, tạo điều kiện cho các đối tượng này ổn định cuộc sống.

Quản lý tài chính, tài sản, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật

Do là pháp nhân, cơ sở trợ giúp xã hội phải thực hiện quản lý tài chính, tài sản, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật. Theo đó, cơ sở trợ giúp xã hội phải đảm bảo các nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ tài sản đối với các chủ thể có liên quan, có quan hệ pháp luật với cơ sở trợ giúp xã hội.

Ví dụ: Người lao động của cơ sở trợ giúp xã hội phải được trả lương, được làm việc theo số giờ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp theo quy định của pháp luật về lao động.

Viên chức, công chức phải được cơ sở trợ giúp xã hội trả lương, được làm việc theo số giờ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về công chức, viên chức.

Các đối tượng này cũng là các đối tượng chịu sự quản lý của cơ sở trợ giúp xã hội (cơ sở trợ giúp xã hội với tư cách người sử dụng lao động), và phải thực hiện các nghĩa vụ của người lao động, công chức, viên chức, theo quy định của pháp luật, điều lệ của cơ sở, và được cơ sở trợ giúp xã hội quản lý, điều hành.

Tổ chức vận động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động của cơ sở

Các hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội là các hoạt động có tính chất đóng góp lớn cho xã hội. Tuy nhiên, cơ sở trợ giúp xã hội cần nhiều kinh phí để thực hiện các hoạt động này. Việc tổ chức vận động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động của cơ sở giúp giảm áp lực về tài chính cũng như tăng khả năng duy trì, chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội của cơ sở trợ giúp xã hội.

Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ theo yêu cầu và các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền quyết định

Các cấp có thẩm quyền quyết định một số nhiệm vụ, dịch vụ mà cơ sở trợ giúp xã hội có thể, có khả năng thực hiện trong một số trường hợp, tình huống nhất định như các trường hợp thiên tai, địch họa, dịch bệnh,… đòi hỏi sự giúp đỡ của cơ sở trợ giúp xã hội đối với không chỉ các đối tượng bảo trợ xã hội mà còn các đối tượng tương tự khác.

Xem thêm:

Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội là gì? (Phần 1)

Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội là gì? (Phần 2)

Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội là gì? (Phần 3)

Tổng hợp bài viết về Luật người cao tuổi

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư