2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội là gì (Phần 1); Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội là gì (Phần 2), Luật Hoàng Anh đã giới thiệu về 09 nhiệm vụ chính của cơ sở trợ giúp xã hội. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 04 nhiệm vụ chính tiếp theo.
Dịch vụ công tác xã hội là dịch vụ cung cấp các điều kiện cơ bản, trợ giúp thoát khỏi tình trạng nguy hiểm cho các cá nhân, tổ chức thuộc nhóm người bảo trợ xã hội, người yếu thế trong xã hội được hưởng.
Ví dụ: Chị H.T.N ở TP. Đồng Hới bị chồng bạo hành nhiều lần trong thời gian dài. Tiếp nhận thông tin từ Tổng đài hỗ trợ dịch vụ CTXH Quảng Bình (18009293), Trung tâm BTXH tỉnh đã cử cán bộ CTXH liên hệ trực tiếp với chính quyền địa phương và gia đình để kịp thời hỗ trợ cho chị N (Theo Dịch vụ công tác xã hội: Điểm tựa cho người yếu thế - Báo Quảng Bình)
Các biện pháp phòng ngừa không chỉ được thực hiện bởi cơ sở trợ giúp xã hội. Tuy nhiên, cơ sở trợ giúp xã hội có thể huy động các chủ thể khác trong xã hội thực hiện các biện pháp này, cũng có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi xác định được các đối tượng có nguy cơ bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi. Theo đó, các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
- Các biện pháp từ chính cơ sở trợ giúp xã hội
- Các biện pháp được thực hiện bởi các chủ thể do cơ sở trợ giúp xã hội huy động
- Các biện pháp được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Hoạt động phát triển cộng đồng bao gồm các hoạt động sau:
- Liên hệ với người dân, chính quyền các cấp trong việc xác định các vấn đề của cộng đồng để xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp cộng đồng: Cơ sở trợ giúp xã hội là cơ sở tiếp nhận nhiều đối tượng là người yếu thế trong xã hội, từ các hoạt động thống kê, điều tra, giám sát của cơ sở trợ giúp xã hội, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể xác định được tình trạng cộng đồng tại địa phương và xây dựng các kế hoạch trợ giúp cộng đồng.
- Đề xuất chính sách với các cơ quan có thẩm quyền: Cơ sở trợ giúp xã hội là cơ sở chăm sóc nhóm người được bảo trợ xã hội, vì vậy có thể đề xuất các chính sách dành cho nhóm người này và các cơ sở trợ giúp xã hội tới các cơ quan có thẩm quyền.
- Xây dựng mạng lưới nhân viên, tình nguyện viên công tác xã hội: Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài sử dụng người lao động (xây dựng mạng lưới nhân viên trợ giúp xã hội chuyên hoạt động trong cơ sở), còn có thể huy động các tình nguyện viên thực hiện các công việc hỗ trợ cơ sở trợ giúp xã hội, hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội.
Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức trong xã hội về trách nhiệm, ý nghĩa của hoạt động chăm sóc, hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội, các đối tượng yếu thế trong xã hội hoặc các đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp. Hoạt động truyền thông, nâng cao ý thức này giúp:
- Nâng cao ý thức về chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội
- Cung cấp các hiểu biết về các đối tượng này để các đối tượng này được phát hiện, hỗ trợ bởi các cá nhân, tổ chức trong xã hội và được đưa đến chăm sóc, hỗ trợ tại các cơ sở trợ giúp xã hội
- Giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, các đối tượng yếu thế trong xã hội hoặc các đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp tiếp cận được với các chủ thể có nhu cầu giúp đỡ, hỗ trợ cho các đối tượng này (như cơ sở lao động, tổ chức từ thiện,…).
Xem thêm:
Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội là gì? (Phần 1)
Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội là gì? (Phần 2)
Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội là gì? (Phần 4)
Tổng hợp bài viết về Luật người cao tuổi
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh