2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 26 Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17/03/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Công an có 06 trách nhiệm trong thực hiện công tác phòng, chống mại dâm. Trách nhiệm của Bộ Công an trong thực hiện công tác phòng, chống mại dâm được quy định như thế nào? (Phần 1) đã giới thiệu về 03 trách nhiệm của Bộ Công an. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 03 trách nhiệm còn lại của Bộ Công an trong thực hiện công tác phòng, chống mại dâm.
4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm đăng ký tạm trú, tạm vắng và cam kết thực hiện các quy định về đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội
Hoạt động này chủ yếu phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm có trách nhiệm đăng ký tạm trú, tạm vắng hoặc hướng dẫn đăng ký tạm trú, tạm vắng cho người lao động của mình, đồng thời cả cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm và người lao động làm việc cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ này đều phải có cam kết với cơ quan công an cấp xã về việc đảm bảo không tổ chức, tham gia vào hoạt động mại dâm và các hoạt động liên quan (cũng như đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội).
Tuy đây là trách nhiệm của những chủ thể này, nhưng Bộ Công an cũng có trách nhiệm chỉ đạo, đưa ra hướng dẫn cụ thể cho các hoạt động này, để đảm bảo các chủ thể cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm và các người lao động tại các cơ sở này có thể thực hiện đúng các trách nhiệm, nghĩa vụ của mình.
5. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo việc quản lý giáo dục những người có hành vi mại dâm, liên quan đến mại dâm tại cộng đồng; lập hồ sơ đề nghị đưa đối tượng vào cơ sở chữa bệnh; chỉ đạo lực lượng công an hỗ trợ giữ gìn an ninh, trật tự tại các cơ sở chữa bệnh theo đề nghị của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
Hiện nay không còn biện pháp xử lý vi phạm hành chính là đưa đối tượng vào cơ sở chữa bệnh, cho nên không cần phải lập hồ sơ đối với các đối tượng được đưa vào cơ sở chữa bệnh. Tuy nhiên, Bộ Công an vẫn có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng công an, hỗ trợ giữ gìn an ninh, trật tự tại các cơ sở chữa bệnh nơi tiếp nhận các bệnh nhân là nạn nhân hoặc là đối tượng đã tham gia bán dâm hoặc tham gia vào các hoạt động mại dâm, do trên thực tế đây cũng là nhóm bệnh nhân có khả năng lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục cao, hoặc bị tổn thương về tinh thần, thể chất lớn, và cũng giống như các nhóm bệnh nhân khác, nhóm bệnh nhân này cần được điều trị trong môi trường có an ninh ổn định, không bị phân biệt đối xử.
Đối với hoạt động chỉ đạo quản lý giáo dục, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an tại địa phương phải phối hợp với các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện hoạt động giáo dục, nâng cao hiểu biết đối với các đối tượng trong xã hội về mại dâm, phòng, chống mại dâm nói chung.
6. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan trong việc kiểm tra, thanh tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm
Bộ Công an thực hiện thanh tra chuyên ngành hoặc hỗ trợ thanh tra liên ngành trong trường hợp thanh tra cấp tỉnh trở lên (cơ quan thanh tra liên ngành cấp tỉnh là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Công An).
Cụ thể: Trách nhiệm kiểm tra, thanh tra về phòng, chống mại dâm như thế nào?
Xem thêm:
Tổng hợp bài viết về Pháp lệnh phòng, chống mại dâm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh