2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Giáo dục đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển về con người, kinh tế và xã hội của đất nước. Bởi tầm quan trong đó, pháp luật quy định cụ thể nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nhằm đưa ra mục tiêu, hướng phát triển giáo dục lâu dài. Bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.
Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể có quyền lực nhà nước bằng pháp luật đến các đối tượng được quản lý nhằm thực hiện các chức năng và chức năng đối ngoại của nhà nước.
Quản lý nhà nước về giáo dục hiểu là sự quản lý của các cơ quan quyền lực nhà nước, của bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương đến cơ sở đối với hệ thống giáo dục quốc dân và các hoạt động giáo dục của xã hội nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và hoàn thiện nhân cách cho nhân dân.
Căn cứ theo Điều 104 Luật Giáo dục 2019 quy định nội dung quản lý nhà nước về giáo dục như sau:
Thứ nhất: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục.
Chiến lược có thể hiểu là cách thức thực hiện chương trình giáo dục, đề ra mục tiêu dài hạn và các biện pháp để đạt được mục tiêu đó. Quy hoạch là việc phân bố, sắp xếp các hoạt động giáo dục trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện) cho một mục đích nhất định trong một thời kì trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn) để cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên lãnh thổ theo thời gian và là cơ sở để lập các kế hoạch phát triển.
Đây là nội dung quan trọng, trọng điểm trong quá trình quản lý giáo dục của các cơ quan có thẩm quyền. Nội dung này đảm bảo cụ thể hóa công việc trong công tác quản lý để hướng tới sự phát triển bền vững của giáo dục.
Thứ hai: Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường, chuẩn cơ sở giáo dục, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục, điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh; quy định hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; khen thưởng và kỷ luật đối với người học.
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định.
Điều lệ là văn bản xác lập điều chỉnh các vấn đề về hoạt động giáo dục như của nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh theo một thể thực thống nhất.
Thứ ba: Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo, của cơ sở giáo dục; quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và hình thức tuyển dụng giáo viên.
Chức danh là một vị trí của một cá nhân mà được xã hội các tổ chức thừa nhận như tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị, có thể ví dụ như Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, cử nhân,.....Tiêu chuẩn chức danh có thể hiểu là những điều kiện cần có để cá nhân có thể đảm nhận được chức danh đó.
Thứ tư: Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.
Thứ năm: Quy định về đánh giá chất lượng giáo dục; tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục.
Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục, đáp ứng các yêu cầu của Luật giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.
Phần 2, chúng tôi sẽ trình bày những nội dung quản lý nhà nước về giáo dục tiếp theo.
Xem thêm tại: Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục được quy định như thế nào? ( phần 2)
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh