2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm là gì? (Phần 1) đã nêu về 05 nhóm hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 05 nhóm hành vi còn lại được coi là hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Các bên tham gia giao kết hợp đồng bảo hiểm và môi giới, các hoạt động phụ trợ bảo hiểm đều có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm (không riêng gì doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng không bị gián đoạn, hoặc đơn giản không làm lộ các thông tin cá nhân, thông tin bí mật của chủ thể còn lại.
Với tư cách là bên cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đảm bảo thông tin khách hàng được giữ bí mật để quyền lợi, lợi ích của khách hàng được đảm bảo. Ngược lại, các hành vi làm lộ thông tin, lợi dụng thông tin của khách hàng để trục lợi đều được coi là vi phạm các nghĩa vụ giữ bí mật thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
Các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm, hoặc các bên trong quan hệ môi giới bảo hiểm đều có trách nhiệm cung cấp các thông tin một cách trung thực, để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng cũng như quyền lợi, lợi ích của các bên tham gia. Việc cung cấp thông tin, số liệu, báo cáo sai sự thật có thể chia làm hai loại:
- Cung cấp thông tin, số liệu, báo cáo sai sự thật trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm
- Cung cấp thông tin, số liệu, báo cáo sai sự thật khi giao kết hợp đồng bảo hiểm
- Cung cấp thông tin, số liệu, báo cáo sai sự thật khi giao kết hợp đồng bảo hiểm (chủ yếu hành vi này của các chủ thể trong quan hệ bảo hiểm đối với cơ quan Nhà nước)
Ảnh hưởng của thông tin, số liệu, báo cáo sai sự thật là quá trình thực hiện hợp đồng của các chủ thể, khi bị phát hiện cung cấp thông tin, số liệu sai sự thật cho bên còn lại thì hợp đồng bảo hiểm có khả năng bị vô hiệu. Nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ cung cấp tài liệu, báo cáo đúng sự thật cho cơ quan Nhà nước, chủ thể thực hiện những hành vi này có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Các yêu cầu về tài chính, vốn pháp định, dự trữ, ký quỹ, trích lập, quản lý và sử dụng dự phòng nghiệp vụ là những yếu tố bắt buộc đối để thành lập và hoạt động chủ thể kinh doanh bảo hiểm, và để chứng minh đạt đủ các yếu tố này, doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo có các bằng chứng chứng minh (trong hồ sơ đề nghị thành lập và hoạt động). Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp rơi vào tình trạng không đảm bảo các yêu cầu về tài chính, vốn pháp định, dự trữ, ký quỹ, trích lập, quản lý và sử dụng dự phòng nghiệp vụ thì phải báo cho Bộ Tài chính và có phương án xử lý, nếu không báo cáo mà vẫn tiếp tục hoạt động thì hành vi này được coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Đây là các lĩnh vực liên quan mật thiết hoặc thuộc một phần trong lĩnh vực chung về kinh doanh bảo hiểm, người được kinh doanh bảo hiểm là người được cá nhân, tổ chức bảo hiểm. Khi không thực hiện đúng các quy định về kinh doanh bảo hiểm, thì được coi là vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Chủ yếu các vi phạm này bao gồm: vi phạm về điều kiện, vi phạm trong quá trình thực hiện, hành vi.
Các hành vi khác được ghi nhận trong quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính số 98/2013/NĐ-CP ngày 28/08/2013 của Chính phủ và Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, cùng các pháp luật liên quan khác.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh