Cách tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để xác định mức lương hưu, mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu như thế nào? (Phần 1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:17 (GMT+7)

Cách tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để xác định mức lương hưu, mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu (Phần 1)

MỤC LỤC

MỤC LỤC

1. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu:

1.1. Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ trước ngày 01/01/1995: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu

Suy ra ta có công thức tính bình quân tiền lương như sau:

Mức bình quân tiền lương = Tổng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm (60 tháng) / 60 tháng

Trong đó:

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động lấy căn cứ điều chỉnh từ mức lương cơ sở, là tiền lương tháng theo ngạch, bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Ví dụ: Người lao động A tham gia bảo hiểm xã hội năm 1990, tháng 01/2021 người lao động A bắt đầu nghỉ hưu. Trước đó, năm 2015 đến năm 2017, tiền lương đóng bảo hiểm của người lao động là 8.000.000 Đồng, từ năm 2018 đến năm 2019, tiền lương đóng bảo hiểm của người lao động là 10.000.000 Đồng. Suy ra:

Mức bình quân tiền lương = [8.000.000 x 36 + 10.000.000 x 36] / 60 = 10.800.000 (Đồng)

1.2. Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu

Suy ra ta có công thức tính bình quân tiền lương như sau:

Mức bình quân tiền lương = Tổng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm (72 tháng) / 72 tháng

Trong đó:

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động lấy căn cứ điều chỉnh từ mức lương cơ sở, là tiền lương tháng theo ngạch, bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Ví dụ: Người lao động B tham gia bảo hiểm xã hội vào tháng 04/1995 và nghỉ hưu vào tháng 09/2021. Suy ra bình quân mức lương đóng bảo hiểm xã hội được xác định là bình quân mức đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 09/2015 đến tháng 08/2021.

1.3. Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu

Suy ra ta có công thức tính bình quân tiền lương như sau:

Mức bình quân tiền lương = Tổng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm (96 tháng) / 96 tháng

Trong đó:

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động lấy căn cứ điều chỉnh từ mức lương cơ sở, là tiền lương tháng theo ngạch, bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

1.4. Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu

Suy ra ta có công thức tính bình quân tiền lương như sau:

Mức bình quân tiền lương = Tổng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm (120 tháng) / 120 tháng

Trong đó:

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động lấy căn cứ điều chỉnh từ mức lương cơ sở, là tiền lương tháng theo ngạch, bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

1.5. Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu

Suy ra ta có công thức tính bình quân tiền lương như sau:

Mức bình quân tiền lương = Tổng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm (180 tháng) / 180 tháng

Trong đó:

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động lấy căn cứ điều chỉnh từ mức bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, là tiền lương tháng theo ngạch, bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

1.6. Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu

Suy ra ta có công thức tính bình quân tiền lương như sau:

Mức bình quân tiền lương = Tổng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm (240 tháng) / 240 tháng

Trong đó:

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động lấy căn cứ điều chỉnh từ mức bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, là tiền lương tháng theo ngạch, bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

1.7. Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2025 trở đi: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động

Suy ra ta có công thức tính bình quân tiền lương như sau:

Mức bình quân tiền lương = Tổng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tất cả các tháng/ số tháng tham gia bảo hiểm xã hội

Trong đó:

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động lấy căn cứ điều chỉnh từ mức bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, là tiền lương tháng theo ngạch, bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Xem thêm:

Cách tính bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội để xác định mức lương hưu, mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu như thế nào? (Phần 2)

Cách tính bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội để xác định mức lương hưu, mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu như thế nào? (Phần 3)

Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư