2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong trường hợp này, khi nghỉ hưu được lấy mức lương cao nhất của công việc nêu tại Điểm a dưới đây hoặc mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm quy định tại Khoản 1 Điều Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ để tính mức bình quân tiền lương làm cơ sở tính hưởng lương hưu:
Ví dụ: Người lao động A thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm từ năm 2008 đến hết năm 2016 với mức lương 15.000.000 Đồng một tháng (từ năm 2008 đến năm 2011), 12.000.000 Đồng (từ năm 2012 đến hết năm 2016), sau đó chuyển sang công việc khác với mức lương 8.000.000 Đồng một tháng. Khi nghỉ hưu, người lao động A được lấy mức 15.000.000 Đồng (mức cao nhất) là căn cứ tính bình quân tiền lương tính hưởng lương hưu.
Ví dụ: Người lao động B là công an nhân dân từ năm 2008 đến hết năm 2016 với mức lương 15.000.000 Đồng một tháng (từ năm 2008 đến năm 2011), 12.000.000 Đồng (từ năm 2012 đến hết năm 2016), sau đó chuyển sang công việc khác với mức lương 8.000.000 Đồng một tháng. Khi nghỉ hưu, người lao động B được lấy mức 15.000.000 Đồng và 12.000.000 Đồng (mức lương trước khi chuyển ngành tương ứng với 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu của người lao động) là căn cứ tính bình quân tiền lương tính hưởng lương hưu.
Ví dụ:
Nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ tháng 01/1995 đến tháng 10/2014 thì khi nghỉ hưu mức lương làm cơ sở tính bình quân lương lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là 05 năm cuối đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương chế độ trước khi nghỉ hưu.
Tuy nhiên, nếu người lao động làm việc từ tháng 01/1995 đến tháng 05/2016 thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ việc (05/2016) để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm xã hội.
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
Trường hợp người lao động chuyển sang ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ.
Xem thêm:
Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh