2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 42 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, có 04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
Trợ cấp thất nghiệp là trợ cấp cơ bản nhất mà một người lao động được hưởng nếu tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động được nhận trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp người lao động mất việc làm, thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động và trong một thời gian nhất định chưa thể tìm được công việc mới, phát sinh thu nhập và thỏa mãn một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, thời gian thất nghiệp.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và người sử dụng lao động của người lao động trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm cũng phát sinh khi người lao động bị thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng việc làm. Tuy nhiên người lao động không được nhận hỗ trợ bằng tiền mà được hỗ trợ bằng hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí (không mất tiền).
Đây là chế độ mà người lao động bị thất nghiệp được hưởng mà không có bất kỳ yêu cầu, điều kiện nào, đồng thời có thể được hưởng cùng lúc với tất cả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp khác (Người lao động có thể được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm ngay cả khi đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động).
Người lao động bị thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng việc làm có thể được hưởng trợ cấp học nghề nếu đủ các điều kiện theo pháp luật quy định (theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013):
- Thỏa mãn điều kiện về phương thức chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng việc làm
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Thỏa mãn thời gian thất nghiệp kể từ khi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (trừ một số trường hợp đặc biệt)
- Thỏa mãn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định
Như vậy, hỗ trợ học nghề là chế độ mà người lao động phải thỏa mãn các điều kiện nhất định để được hưởng (như đối với trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động)
Hỗ trợ học nghề ở đây là hình thức hỗ trợ theo mức chi trả cho người lao động học nghề (trả tiền). Tức người lao động không được học nghề miễn phí, mà được hỗ trợ một phần học phí để học nghề.
Tương tự như chế độ trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động là chế độ có điều kiện hưởng. Các điều kiện được quy định rõ tại Điều 47 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013.
Tuy nhiên, khác với các chế độ bảo hiểm thất nghiệp còn lại, người lao động được hưởng hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, không bị thất nghiệp, và hỗ trợ này hướng tới người sử dụng lao động chứ không phải người lao động.
Tức là, người sử dụng lao động mới là chủ thể cần thỏa mãn các điều kiện để được hỗ trợ chi phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, dù đối tượng cuối cùng được hưởng lợi là người lao động của người sử dụng lao động này.
Xem thêm:
Tổng hợp bài viết về Luật Việc làm năm 2013
Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh