2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Mức hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sinh con như thế nào? (Phần 1) đã giới thiệu khái quát về cách tính mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về một số quyền lợi khác mà người lao động nữ được hưởng khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Theo Khoản 2 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm, và được ghi theo mức lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, nhưng trong trường hợp người lao động được nâng lương thì mức đóng bảo hiểm được ghi theo mức lương mới từ thời điểm mức lương được nâng.
Ví dụ: Trong thời gian nghỉ thai sản (mỗi tháng nghỉ quá 14 ngày), mức lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nữ dựa trên tháng trước khi người lao động nghỉ thai sản là 5.000.000. Nhưng nghỉ đến tháng thứ 2, người lao động nữ được nâng lương lên 6.000.000. Vậy từ tháng thứ 2 của kỳ nghỉ thai sản, mức lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nữ là 6.000.000 Đồng.
Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt:
Theo Điểm a Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hết thời hạn hợp đồng lao động được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hết hạn hợp đồng lao động không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm.
Ví dụ: Người lao động nữ D nghỉ thai sản từ tháng 03/2021. Đến ngày 20/05/2021 hợp đồng lao động giữa người lao động D với người sử dụng lao động chính thức hết hạn. Tuy nhiên, người lao động hết hạn hợp đồng ngày 20, tức người lao động nữ đã nghỉ thai sản quá 14 ngày trong tháng, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội hết tháng 5 cho người lao động. Bắt đầu từ tháng 06/2021, người lao động nữ D không được người sử dụng lao động được đóng bảo hiểm xã hội nữa.
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXHngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trường hợp thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ: Người lao động nữ E thôi việc từ ngày 20/05/2021, đến ngày 01/06/2021 bắt đầu nghỉ thai sản (khi sinh con) thì thời gian nghỉ thai sản của người lao động không được coi là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, dù người lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản.
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXHngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trường hợp người lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Từ thời điểm người lao động nữ đi làm trước khi hết hạn nghỉ sinh con thì người lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn nghỉ sinh con nhưng trong thời gian đó người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Có thể nói, trong toàn thời gian người lao động nữ thuộc trường hợp này nghỉ thai sản, đi làm lại trước khi nghỉ thai sản cho đến khi hết thời hạn nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật thì vẫn được coi là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hiện nay được quy định trong danh mục các nghề và công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đối với người lao động thuộc nhóm thực hiện các nghề, công việc này, cùng với người lao động làm việc nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên (tức những cán bộ, công chức, viên chức công tác tác các vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, xa xôi, hẻo lánh, các công trình giao thông công cộng, cơ sở vật chất công cộng ít, chất lượng kém,… bao gồm cả biên giới, hải đảo, riêng mức phụ cấp 1.0 chỉ dành cho người làm công tác ở huyện đảo Trường Sa), theo Khoản 4 Điều 12 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ngoài được hưởng chế độ thai sản khi sinh con như người lao động bình thường, thời gian nghỉ việc hưởng lương chế độ thai sản còn được tính vào thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Như vậy, trong thời gian nghỉ thai sản (khi sinh con), người lao động nữ thuộc nhóm này vẫn có căn cứ được hưởng phụ cấp khu vực (làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên) và một số chế độ như chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, chế độ phụ cấp lương đối với người lao động trong công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, hoặc thời gian nghỉ thai sản vẫn được tính thời gian làm căn cứ nghỉ hưu, hưởng chế độ hưu trí sớm cho người lao động.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh