2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là Quỹ độc lập so với Quỹ bảo hiểm xã hội, tức có nguồn thu và phương thức sử dụng riêng. Vậy, nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 2 Điều 57 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, có 03 nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm:
Bất kỳ người lao động nào tham gia bảo hiểm thất nghiệp đều phải đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, người sử dụng lao động có người lao động tham gia vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cũng phải thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của mình.
Mức đóng của người lao động là 1% tiền lương của bản thân, mức đóng của người sử dụng lao động là 1% quỹ tiền lương của tất cả người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động. Mức đóng này được duy trì hằng tháng và là nguồn thu chính, thường xuyên vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (do số lượng người lao động, người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp rất lớn).
Mức hỗ trợ của Nhà nước được lấy từ Ngân sách Nhà nước trung ương, mục đích hỗ trợ người sử dụng lao động, khuyến khích người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, mức hỗ trợ đó được tính vào khoản người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của mình.
Cũng giống như Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cũng được duy trì và phát triển theo phương thức đầu tư sinh lời. Tiền từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được trích ra để đầu tư vào các dự án an toàn để phát triển, cân bằng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, tránh tình trạng mất cân bằng Quỹ nếu có quá nhiều người lao động xin hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Nhưng ngược lại, khi đầu tư, cần phải chú ý mức độ an toàn của hoạt động đầu tư nhằm đảm bảo chắc chắn thu được vốn và có tiền sinh lời.
Các nguồn thu hợp pháp khác không phải là nguồn thu chính của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, là các nguồn thu theo đúng quy định của pháp luật nhưng không phát sinh thường xuyên và liên tục như hai nguồn thu trên. Theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/03/2015 của Chính phủ, nguồn thu hợp pháp khác bao gồm:
- Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định (trong trường hợp người sử dụng lao động có vi phạm trong hoạt động đóng bảo hiểm thất nghiệp như đóng chậm, trốn đóng, gian lận,…)
- Các khoản thu lợi khác theo quy định của pháp luật (ví dụ như hỗ trợ của cá nhân, tổ chức vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp)
Xem thêm:
Tổng hợp bài viết về Luật Việc làm năm 2013
Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh