2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 41 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, có 05 nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp:
Tất cả người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đều phải đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên không phải người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp nào cũng có lúc cần được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (có người lao động không bị thất nghiệp, mất việc làm), số tiền những người đóng vào Quỹ trở thành một khối tổng thể với các nguồn thu khác của Quỹ và được chi cho những người lao động thất nghiệp cần được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do đó, khi tham gia bảo hiểm xã hội thất nghiệp, giống như khi tham gia vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Có hai chủ thể đóng bảo hiểm thất nghiệp cho một người tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động và người sử dụng lao động. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với mỗi cá nhân không được cố định mà dựa trên thu nhập của người lao động, tức là tiền lương mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động nhờ thực hiện công việc theo thỏa thuận. Mức tiền lương của người lao động cũng là căn cứ phù hợp vì chỉ có tiền lương của người lao động (được tính toán vả trả cho người lao động bởi người sử dụng lao động) được công bố công khai với cả người sử dụng lao động và người lao động, tức 02 chủ thể đóng bảo hiểm thất nghiệp. Ngược lại, các nguồn thu nhập khác của người lao động không được người sử dụng lao động biết đến và không thể tính toán, xác định một cách chính xác.
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, cũng giống như mức hưởng bảo hiểm xã hội, phụ thuộc vào mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó:
- Mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của người lao động càng cao thì khi nhận chế độ bảo hiểm thất nghiệp, người lao động được nhận mức trợ cấp càng cao.
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động càng dài thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động càng cao
Như vậy, nếu một người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian dài và với mức đóng cao thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng càng cao hơn so với những người đóng bảo hiểm thất nghiệp với mức đóng thấp hơn và thời gian đóng ngắn hơn.
Việc tham gia, dừng tham gia, đóng, hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải được thực hiện một cách đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, đảm bảo kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Các chủ thể có khả năng tác động lớn nhất đến quá trình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp là cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam) và người sử dụng lao động. Do đó, việc đảm bảo thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phụ thuộc vào các chủ thể này rất nhiều.
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp độc lập với Quỹ bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế. Các nguồn thu cho Quỹ cũng rõ ràng và chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển Quỹ hoặc chi trả cho người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Việc thu chi phải đảm bảo công khai, minh bạch, rõ ràng, có sự quản lý của nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau về tài chính, lao động, bảo hiểm xã hội.
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cũng được Nhà nước đảm bảo một phần nguồn thu từ ngân sách Nhà nước, và được quản lý trực tiếp và gián tiếp bởi cơ quan quản lý Nhà nước.
Xem thêm:
Tổng hợp bài viết về Luật Việc làm năm 2013
Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh