2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/03/2015, hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp là hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó có các nội dung cụ thể về tham gia bảo hiểm thất nghiệp, do các đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp đồng thời cũng thuộc một trong các nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo Khoản 1 Điều 97 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, hồ sơ cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
(i) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động (theo Mẫu TK3-TS)
(ii) Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
(iii) Bảng kê thông tin (theo Mẫu số D01-TS)
(i) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động (theo Mẫu TK1-TS)
(ii) Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc hợp đồng lao động được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng (Theo Tiết b Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 23 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Người lao động phải cung cấp hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc hợp đồng lao động được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng vào hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu trong trường hợp ra nước ngoài theo 03 loại hợp đồng sau:
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề
- Hợp đồng cá nhân
Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc có hiệu lực.
Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động tham gia nhiều hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc cùng lúc thì chỉ có người lao động và người sử dụng lao động đầu tiên phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp, do đó cũng chỉ có người sử dụng lao động đầu tiên phải đăng ký tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của mình trong thời hạn 30 ngày này. Tương tự, nếu hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đầu tiên hết hiệu lực dẫn đến người lao động không còn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng đầu tiên, thì người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp cùng người lao động trong 30 ngày kể từ ngày người lao động không còn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng đầu tiên.
Ví dụ: Người lao động A tham gia cùng lúc 02 hợp đồng lao động (với người sử dụng lao động B và người sử dụng lao động C) và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hợp đồng với người sử dụng lao động B có hiệu lực trước, suy ra người lao động A và người sử dụng B phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Ngày 01/09/2021, A và người sử dụng lao động B chấm dứt hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động giữa A và người sử dụng lao động C vẫn còn hiệu lực. Trong 30 ngày kể từ ngày 01/09/2021 thì người sử dụng lao động C phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp và đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động A.
Theo Khoản 2 Điều 44 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, người sử dụng lao động có 02 nghĩa vụ sau khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp của mình (phần mà người sử dụng lao động phải đóng)
- Trích tiền lương của người lao động để đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (phần mà người lao động phải đóng)
Dù vậy, trong một số trường hợp (một khoảng thời gian), người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động:
- Người lao động đang hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội
- Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật
Trong thời gian hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng và tạm hoãn thực hiện hợp đồng, người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp nên người sử dụng lao động cũng không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời gian này.
Xem thêm:
Tổng hợp bài viết về Luật Việc làm năm 2013
Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh