Thời gian người lao động nghỉ thai sản có được tính vào thời gian tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không? (Phần 2)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:13 (GMT+7)

Thời gian người lao động nghỉ thai sản có được tính vào thời gian tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Thời gian người lao động nghỉ thai sản có được tính vào thời gian tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không? (Phần 1) đã giới thiệu về 02 trường hợp đặc biệt đầu tiên về vấn đề thời gian tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày thêm về 02 trường hợp khác mà thời gian nghỉ thai sản được tính vào thời gian tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Trường hợp người lao động đi làm trước khi hết hạn nghỉ thai sản

Theo Điểm c Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/09/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội nhưng người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian mà người lao động được nghỉ thai sản thì:

- Trước khi người lao động nữ đi làm lại, người sử dụng lao động và người lao động đều không phải đóng bảo hiểm xã hội, hay đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhưng thời gian nghỉ thai sản của người lao động vẫn được tính vào thời gian đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ví dụ: Trong các tháng người lao động nghỉ trọn vẹn hoặc nghỉ đủ 14 ngày trong tháng để hưởng chế độ thai sản thì thời gian đó được coi là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu người lao động đi làm vào nửa cuối tháng (từ sau ngày 14) thì người sử dụng lao động và người sử dụng lao động đều không phải đóng bảo hiểm xã hội, đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng tháng đó vẫn được tính vào tháng đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Sau khi người lao động nữ quay lại làm việc, người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội (trong đó có đóng vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) cho người lao động đến khi người lao động thực hiện các công việc của người sử dụng lao động. Ví dụ: Trong trường hợp người lao động đi làm vào ngày 05/05, nửa đầu tháng, thì người lao động chưa đủ điều kiện (nghỉ đủ 14 ngày) để cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nên người sử dụng lao động phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho tháng 05 (có làm việc) của người lao động.

4. Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc

Theo Điểm d Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/09/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

d) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Tương tự với trường hợp người lao động nữ đi làm việc trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người sử dụng lao động của các chủ thể này phải đóng bảo hiểm xã hội (đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) cho toàn bộ thời gian hưởng chế độ thai sản của các chủ thể này, dẫn đến quãng thời gian này vẫn được tính vào thời gian đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động.

Xem thêm:

Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư