Trường hợp nào người hưởng trợ cấp thất nghiệp không cần trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:40 (GMT+7)

Trường hợp người hưởng trợ cấp thất nghiệp không cần trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm

Thông thường, người hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm hằng tháng (nơi người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp) để thông báo về việc tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người lao động không thể hoặc thuộc các trường hợp không cần trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm trong một khoảng thời gian nhất định (không phải toàn bộ thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp).

1. Các trường hợp người hưởng trợ cấp thất nghiệp không cần trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm trong một khoảng thời gian nhất định

Theo Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/07/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các trường hợp người lao động không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian nhất định gồm:

- Người lao động ốm đau nhưng không thuộc trường hợp được xác định thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày (nhưng vẫn phải có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền để chứng minh việc ốm đau)

- Người lao động bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền

- Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

- Cha, mẹ, vợ/chồng, con của người lao động chết; người lao động hoặc con của người lao động kết hôn có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Đây là các trường hợp người hưởng trợ cấp thất nghiệp vì lý do sức khỏe, việc riêng mà không thể trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm được, vì vậy, người lao động trong các trường hợp này được thông báo về việc tìm kiếm việc làm thông qua phương thức khác (không phải trực tiếp).

2. Phương thức thông báo về việc tìm kiếm việc làm

Theo Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/07/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, người hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp trên được gửi thông báo về việc tìm kiếm việc làm thông qua đường bưu điện hoặc chuyển phát khác, hoặc qua người được ủy quyền.

3. Quy trình thông báo về việc tìm kiếm việc làm thông không trực tiếp

Cũng theo Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/07/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, người hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc một trong các trường hợp trên thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm qua đường bưu điện như sau:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của thời hạn thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo quy định, người lao động phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ trên theo quy định (xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về việc ốm đau; xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh; xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc cha, mẹ, vợ/chồng, con của người lao động chết, người lao động hoặc con của người lao động kết hôn)

- Trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện. Suy ra ngày trung tâm dịch vụ việc làm nhận được thư bảo đảm quá hạn 03 ngày làm việc mà trong dấu bưu điện vẫn trong hạn 03 ngày làm việc này thì thư bảo đảm vẫn được chấp nhận.

Xem thêm:

Tổng hợp bài viết về Luật Việc làm năm 2013

Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư